Béo phì ở chó là một trong số những căn bệnh phổ biến nhất của thú cưng. Mặc dù, chó mập khiến nhiều chủ nuôi yêu thích, tuy nhiên việc chó tăng cân mất kiểm soát lại khiến chó bị béo phì.
Bệnh béo phì không những gây ra nhiều khó khăn trong di chuyển mà còn là nguyên nhân của nhiều căn bệnh tiềm ẩn trong cơ thể. Cùng PetshopSaigon.vn tìm hiểu về bệnh béo phì ở chó trong bài viết này nhé.
Béo phì ở chó được định nghĩa là sự tích tụ quá mức chất béo trong cơ thể. Có 25 tới 40% số lượng chó gần như hoặc có nguy cơ béo phì. Đây là tình trạng sức khỏe liên quan đến dinh dưỡng phổ biến nhất của chó.
Nguyên nhân sơ cấp của tình trạng này là ăn quá nhiều và ít vận động. Khi lượng calo tiêu thụ lớn hơn lượng nạp vào, phần thừa sẽ được lưu trữ dưới dạng chất béo.
Chỉ tiêu thụ thêm 1% lượng calo sẽ dẫn tới 25% nguy cơ béo phì ở độ tuổi trung niên của chó. Nếu chó của bạn biếng ăn thường xuyên thì xem thêm 16 cách kích thích khẩu vị chó nhé!
Béo phì tuy giúp bé trông dễ thương nhưng lại tiềm ẩn nhiều bệnh tật nguy hiểm.
Hầu hết chủ nuôi không nhận ra chó béo phì tới khi đưa chó đi khám vì nguyên nhân khác. Chó thường bắt đầu tăng cân từ từ và phải đánh giá trọng lượng chúng chi tiết mới nhận ra được sự hiện diện dần dần của béo phì.
Chó béo phì có thể bị khó thở hoặc khó khăn khi di chuyển, hơn nữa còn chịu nhiệt kém và ít vận động, khiến chó luôn trong trạng thái mệt mỏi.
Đây là loại hạt giúp cho cún cưng ăn nhiều nhưng lại cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho hoạt đồng cần thiết hằng ngày.
Khi chọn các loại hạt này, bạn nên quan tâm đến thương hiệu, xuất xứ và thông tin dinh dưỡng có trên bao bì để đảm bảo phù hợp với nhu cầu của cún cưng nhé.
XEM THÊM:
Chăm sóc thú y nên bao gồm những chẩn đoán xét nghiệm để đánh giá tổng quan sức khỏe và đưa ra một số lời khuyên giúp chó giảm cân.
Những xét nghiệm chẩn đoán có thể bao gồm:
Nếu chó bạn bị béo phì thì bạn cần để bác sĩ thú y kiểm tra tổng thể để tìm các bệnh tiềm ẩn.
Ngoài ra, nếu chó bị béo phì nặng thì việc chẩn đoán cần thực hiện kỹ lưỡng hơn bao gồm các bước sau:
Bác sĩ khuyến cáo người nuôi nên chủ động thay đổi chế độ ăn và cách sinh hoạt của chó với 3 gợi ý sau:
Từ 3 gợi ý trên, bác sĩ thú y sẽ cung cấp cho người nuôi một số lời khuyên cụ thể để tính toán dinh dưỡng hợp lý và cách nâng cao vận động cho cún cưng, bao gồm:
Nếu nhà bạn có hồ bơi thì hãy cho bé thường xuyên bơi để giúp bé vận động thường xuyên.
Béo phì ở chó hoàn toàn có thể được kiểm soát ngay tại nhà. Cụ thể hơn, việc giảm cân và kiểm soát dinh dưỡng cần nỗ lực của cả gia đình.
Tất cả thành viên trong nhà phải nhận thức được chó đang thực sự béo phì và cam kết đồng hành với chế độ giảm cân của chúng.
Hãy ghi chú lượng tiêu thụ thức ăn (trong bữa chính và bữa ăn vặt) và trọng lượng cơ thể chó để theo dõi. Nếu gia đình có nhiều người, hiệu quả nhất là một người chịu trách nhiệm cho ăn và những thành viên khác cho chó tập thể dục.
Bạn có thể kiểm soát cân nặng của cún cưng bằng cách kiểm soát chế độ dinh dưỡng khoa học.
Để đạt được hiệu quả giảm cân đáng kể, chế độ ăn uống phải được thay đổi thành chế độ trị liệu đặc biệt được vạch ra để giảm cân. Giảm lượng ăn hằng ngày thường không hiệu quả.
Chủ nuôi nên kiểm soát chính xác lượng thức ăn tiêu thụ và giảm thiểu đồ ăn vặt. Nếu cần cho ăn vặt, cho chó ăn loại ít calo như bỏng ngô hoặc rau củ (như cà rốt).
Tái khám sau 4 tới 6 tuần để theo dõi quá trình giảm cân vì kế hoạch cho ăn cần được điều chỉnh. Khi chó của bạn gần đạt được trọng lượng cơ thể lý tưởng, lượng calo phải ít hơn nữa để duy trì việc giảm cân.
Hầu hết các chú chó đều cần một kế hoạch giảm cân từ 8 tới 12 tháng để đạt được cân nặng chuẩn. Nhiều con chó đạt được trọng lượng cơ thể lý tưởng hoặc gần lý tưởng khi chủ nuôi hoặc cả gia đình đồng lòng cùng kế hoạch nâng cao sức khỏe cho chúng.
Hầu hết các chủ nuôi tiếp tục cho ăn chế độ ăn kiêng giảm cân với liều lượng thức ăn cao hơn để duy trì trọng lượng lý tưởng cho thú cưng của họ.
Với các giống chó nhỏ bạn không nên cho bé ăn quá nhiều vì bé rất dễ béo phì.
Những khuyến nghị giảm cân cụ thể phụ thuộc nhiều vào các bệnh lý khác mà chó đang gặp phải, bao gồm:
Một chú chó mập sẽ rất đáng yêu và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, bạn cần kiểm soát việc tăng cân của chó để tránh bệnh béo phì.
Bệnh béo phì ở chó hoàn toàn có thể được kiểm soát và ngăn chặn nếu chủ nuôi có đầy đủ kiến thức và quyết tâm nuôi cún cưng khỏe mạnh. Chúc các bạn thành công khi nuôi chó nhé!
▪ Đái tháo đường: Điểm chung giữa béo phì và tiểu đường là thừa cân. Béo phì sẽ làm cơ thể kháng insulin, từ đó dẫn đến các triệu chứng của tiểu đường. Các dấu hiệu sớm của đái tháo đường bao gồm uống nhiều, tiểu nhiều và đói thường xuyên. Hơn nữa, khi bệnh tiến triển, chó sẽ sụt cân liên tục.
▪ Tăng năng vỏ tuyến thượng thận (hội chứng Cushing): Tình trạng này xảy ra khi tuyến thượng thận chó chó sản xuất quá nhiều hormone cortisol. Chó bị ảnh hưởng bởi loại bệnh này thường không tăng cân, nhưng chất béo lại khiến bụng to lên giống như béo phì.
Bài viết này không thể thay thế được việc tới bác sĩ thú y. Khi thú cưng của bạn có các triệu chứng bệnh, cách tốt nhất là liên lạc trực tiếp với trạm thú y gần nhất.
Tuy nhiên, trong vài trường hợp bất khả kháng, bạn không thể đưa bé đến bác sĩ thú y. Xin hãy đọc kỹ bài viết để có được những thông tin hữu ích nhất, nhằm giúp bạn có được sự chuẩn bị tốt nhất cho thú cưng.
Trong những trường hợp khác, những thông tin trong bài viết này không thể thay thế được với việc chăm sóc thú y chuyên nghiệp.
? Gọi 0707.76.07.96 Để Mua Đồ Ăn – Phụ Kiện Thú Cưng Giá Rẻ
? Tư vấn trực tuyến tại: m.me/PetShopSaigon.vn
Pet Shop Sài Gòn là cửa hàng cung cấp thức ăn cho chó, thức ăn cho mèo, cát vệ sinh, sữa tắm cho chó, sữa tắm cho mèo, phụ kiện sỉ lẻ hàng đầu tại TP.HCM.
✅ Shop cho chó: https://petshopsaigon.vn/shop-cho-cho
✅ Shop cho mèo: https://petshopsaigon.vn/shop-cho-meo
✅ Shop thú y: https://petshopsaigon.vn/danh-muc/shop-thu-y
MUA NGAY nhận ? FREE Ship ? Giảm giá SHOCK ? Quà tặng HẤP DẪN
Mèo bị bệnh thận phải ăn gì? Bệnh thận là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và phổ biến ở mèo, đặc biệt là mèo lớn tuổi. Khi mèo bị bệnh thận, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ ...
Xem thêmMèo kêu nhiều vào ban đêm không chỉ là một vấn đề phiền toái mà nhiều người nuôi mèo gặp phải, mà nó còn phản ánh những nhu cầu và tình trạng sức khỏe tiềm ẩn của chúng. Tại sao mèo lại có thói quen ...
Xem thêmCách làm sạch răng cho mèo là công việc vô cùng quan trọng khi chăm sóc các “hoàng thượng”. Chăm sóc răng miệng cho mèo không chỉ giúp mèo tránh khỏi các vấn đề về sức khỏe răng miệng mà còn giúp ...
Xem thêmThuốc bổ sung dinh dưỡng cho mèo là những sản phẩm được thiết kế đặc biệt để cung cấp các dưỡng chất mà chế độ ăn uống hàng ngày của mèo có thể thiếu. Những sản phẩm này bao gồm các loại vitamin, ...
Xem thêmCách phòng ngừa bệnh tiểu đường ở mèo là việc cực kỳ quan trọng khi nuôi mèo. Bệnh tiểu đường là một trong những bệnh lý nội tiết phổ biến nhất ở mèo, đặc biệt là ở những con mèo trưởng thành và mèo ...
Xem thêm