Hotline bán hàng
Mua hàng
Thời gian 8h00-21h30
Giao hàng toàn quốc
Nhận hàng 2-4 ngày

Cách để chó con ở nhà một mình an toàn

7712 lượt xem

Cách để chó con ở nhà một mình không phải là điều dễ dàng gì — cả với bạn và với thú cưng. Tuy nhiên, đây là điều không thể tránh khỏi.

Nếu bạn đang làm việc toàn thời gian nhưng vẫn nuôi chó con, bạn sẽ cần làm một số điều sau để cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc chó:

  • Huấn luyện chó con đi vệ sinh trong nhà
  • Cho chó con hòa nhập với xã hội
  • Dành thời gian để đảm bảo rằng chó con đã được xã hội hóa đúng cách
  • Theo dõi chó con của bạn và tương tác với chúng
  • Tạo cho chúng không gian riêng
  • Nhờ tới sự giúp đỡ của các chuyên gia
  • Chuẩn bị sẵn sàng cho những vấn đề có thể xảy ra
  • Lập kế hoạch cho chó con

Bạn có thể để chó con ở nhà khi đi làm không?


Trước khi cân nhắc nuôi chó con hoặc cách để chó con ở nhà một mình, bạn cần nhận ra rằng không phải tất cả các chú chó con đều giống nhau.

Giống như con non của bất kỳ loài động vật nào, chó con sẽ trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau và những giai đoạn này có thể ảnh hưởng đến thời điểm chúng sẵn sàng ở một mình:

Chó con từ 8-10 tuần tuổi

Những chú chó con này còn rất nhỏ và có thể mới cai sữa. Bạn không thể để chúng một mình trong một thời gian dài, đặc biệt là ở độ tuổi này, khi chúng mới chuyển tới nhà bạn.

Vào thời điểm này, chó con sẽ cần có người đồng hành bên cạnh và xã hội hóa đúng cách. Chúng sẽ rất đau buồn khi bị bỏ rơi trong một thời gian dài.

Bạn sẽ phải nghỉ làm một thời gian hoặc nhờ ai đó chăm sóc cho người bạn mới của mình khi bạn đang làm việc. Chú chó con mới của bạn cũng cần được đưa ra ngoài thường xuyên để đi vệ sinh.

Chó con từ 10-12 tuần

Chó con của bạn ngày càng lớn, nhưng ở độ tuổi này chúng vẫn có thể đi vệ sinh bừa bãi và không thể ở yên hàng giờ. Xã hội hóa vẫn là điều bạn cần giải quyết và bạn cần cho chó con ra ngoài để đi vệ sinh.

Ở độ tuổi này, chó con vẫn đang khám phá thế giới xung quanh nên điều quan trọng là nếu chúng bị bỏ lại một mình, chúng phải được giám sát và được giúp đỡ nếu cần.

Cách để chó con ở nhà một mình

Đây là giai đoạn mà chó con sẽ tò mò nhất về thế giới xung quanh.

Chó con trên 3 tháng tuổi

Ở độ tuổi này, chó con có thể chịu đựng lâu hơn nên không cần đi vệ sinh thường xuyên như trước nữa.

Tuy nhiên, chúng vẫn có thể sủa khi bạn đi vắng và khi lớn hơn, chúng có thể cắn đồ đạc hoặc chạy trốn khỏi khu vực mà bạn đã giới hạn cho chúng! Vì vậy, chúng vẫn cần được giám sát.

Tuổi tác cũng không phải là yếu tố duy nhất mà bạn cần xem xét. Nếu chó bị lạm dụng trước khi bạn nhận nuôi chúng, chúng có thể dễ bị tổn thương.

Vì vậy, đối với cách để chó con ở nhà một mình nếu bạn mới đưa chó về nhà, hãy cho chúng thời gian để thích nghi với môi trường mới.

Ngoài ra, một số giống chó sẽ lo lắng và buồn bã hơn khi bị bỏ mặc hàng giờ một mình. Ví dụ, chó Labrador, chó sục và các giống chó khác có thể bị chứng sợ chia ly ảnh hưởng mạnh hơn các giống chó khác.

Khi băn khoăn không biết phải làm gì với chú cún cưng khi đang làm việc, bạn cũng có thể xem lại tình hình công việc của mình. Ví dụ, bạn đi làm trong bao lâu? Bạn có làm việc tăng ca, kể cả cuối tuần không?

Nếu đúng là vậy thì đây có thể là thách thức khi nuôi chó con trong khi làm việc. Điều này cũng đúng nếu bạn làm việc linh hoạt theo giờ hoặc theo ca. Lịch trình của bạn có thể thay đổi và việc này có thể khiến chó con bối rối.

Nếu đặc thù công việc của bạn bận rộn và phải vắng nhà liên tục thì những thay đổi đột ngột trong lịch trình của bạn có thể gây khó khăn cho chú chó cưng và có thể khiến việc bố trí người trông giữ hoặc chăm nom chó vào ban ngày trở nên khó khăn hơn. Dưới đây là tất cả những điều cần cân nhắc trước khi bạn có nuôi chó con.


Cách để chó con ở nhà một mình


Thời thơ ấu của chó là một trong những thời kỳ khó khăn nhất đối với chủ nuôi. Bạn cần điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu của thú cưng, còn thú cưng thì phải cố gắng làm quen với một môi trường hoàn toàn mới và có phần xa lạ… điều đó thật thú vị, thật vui và thật mệt mỏi.

Những sự kiện này xuất hiện đồng thời khi bạn làm việc toàn thời gian có thể khiến bạn quá sức.

May mắn thay, làm việc toàn thời gian và nuôi dạy một chú chó con là việc mà rất nhiều người trên thế giới này đang trải qua. Và họ vẫn sống tốt, sống hạnh phúc cùng thú cưng của mình. Trước tiên, hãy điểm qua những điều cơ bản:

Xem xét tình hình công việc của bạn

Cách để chó con ở nhà một mình

Nếu nuôi chó, bạn cần dành nhiều thời gian hơn bên cạnh cún cưng.

Bạn có thể nghỉ một thời gian khi mới đem chó con về nhà không? Bạn có thể giảm giờ làm hoặc nhờ người khác hỗ trợ công việc hay không?

Hãy sắp xếp lại công việc và xem liệu bạn có thể dành nhiều thời gian ở nhà hơn với chó con hay không, đặc biệt là khi mới đưa chúng về nhà.

Hãy cố gắng giảm chút giờ làm để chó và bạn có thể gắn kết và dành thời gian cho nhau.

Dành những ngày đầu tiên ở nhà với thành viên mới của gia đình và dần dần cho chúng thời gian “ở một mình”.

Cho chó đi ra ngoài trong vài phút, sau đó tăng lên một giờ và lâu hơn. Đừng chỉ nhận nuôi chó con rồi để chúng cô đơn trong nhà ngay lập tức. Ít nhất hãy đưa cún cưng của bạn đi chơi vào ngày cuối tuần để cả hai có thời gian bên nhau.

Nếu bạn không thể nghỉ làm, ban đầu hãy nhờ bạn bè hoặc thành viên trong gia đình dành thời gian để chăm sóc chó con cho đến khi chúng quen với việc ở một mình.

Tạo không gian riêng cho chó con của bạn

Một trong những điều quan trọng nhất trong cách để chó con ở nhà một mình mà một người mới nuôi chó nên làm là mang lại cho chó con cảm giác an toàn. Hãy bắt đầu bằng việc tạo ra không gian riêng cho chó.

Nhiều người dùng hàng rào quây chó nhưng bạn cũng có thể sử dụng một căn phòng nhỏ để làm chỗ cho chó ở. Nếu có thể, tốt nhất là bạn nên cho chó ở nơi mà bạn có thể dần dần mở rộng, nơi mà chúng có thể ở lâu dài.

Không gian riêng của chó nên có một chiếc giường thoải mái, một vài món đồ chơi và thứ gì đó có mùi hương của bạn – quần áo cũ là thứ rất hữu dụng trong trường hợp này.

Chó con có xu hướng thích chui vào những nơi giống hang ổ, vì vậy không gian ấm cúng và vừa phải là tốt nhất.

Nếu bạn đang băn khoăn không biết làm thế nào để huấn luyện chó con đi vệ sinh khi đi làm cả ngày thì việc tạo ra không gian riêng cho chó con có thể hữu ích vì chúng sẽ tránh đi vệ sinh gần ổ hoặc không gian của chúng.

Thiết lập những thói quen

Đối với cách để chó con ở nhà một mình, chó ở mọi lứa tuổi đều thích làm theo những điều quen thuộc và chó con nói riêng cần sự cố định, càng ít biến chuyển càng tốt.

Hãy cố gắng duy trì giờ ăn, giờ đi bộ và giờ đi ngủ nhất quán và nếu có thể, hãy tranh thủ sắp xếp công việc để về với chó.

Để chó con ở một mình

Cách để chó con ở nhà một mình

Hãy để cho chó con một mình để chúng tập làm quen khi bạn không có nhà.

Chó con có thể ở một mình một giờ mỗi tháng, chó con hai tháng tuổi sẽ hiếm khi kiểm soát bàng quang của chúng trong hơn hai giờ, và với chó con ba tháng tuổi thì là ba giờ…

Đây là những mốc khởi đầu tốt giúp bạn xây dựng lịch trình phù hợp với thú cưng của mình.

Miếng lót vệ sinh là thứ vô cùng hữu ích khi bạn mới nuôi chó con. Đừng quá ngạc nhiên nếu con chó con của bạn thích cào xé những miếng lót này hơn là dùng chúng để giải tỏa nỗi buồn!

Giám sát chó con của bạn ngay cả khi chó của bạn đã đủ lớn để ở một mình, hãy đảm bảo rằng bạn có thể theo dõi chúng một cách dễ dàng. Điều gì sẽ xảy ra nếu chú chó của bạn lo lắng về sự xa cách, hay sủa hoặc gặp rắc rối khi bạn đi vắng? Tất nhiên là bạn muốn đứa con lắm lông của mình an toàn và bạn phải yên tâm thì mới có thể tập trung vào công việc.

Huấn luyện chó con đi vệ sinh khi bạn đi làm

Những điều nhỏ nhặt được tính toán trong vài tháng đầu tiên của con chó con của bạn và việc huấn luyện tốt thực sự chỉ là một tập hợp các bước nhỏ được tính toán.

Nói cách khác, đừng bị cuốn vào những mẹo huấn luyện chó đi vệ sinh! Khi bạn làm việc toàn thời gian, lịch trình của bạn sẽ quyết định thời gian biểu của chó.

Đầu tiên và quan trọng nhất, hãy lên kế hoạch thức dậy tối thiểu nửa giờ so với trước đây để có thời gian thực hiện lịch trình của chúng như cho chó đi dạo, cho ăn, cho đi vệ sinh.

Khi huấn luyện đi vệ sinh cho chó con, hãy nhờ hàng xóm hoặc người thân cho chó ra ngoài để chúng được đi vệ sinh.

Nhiều người nuôi chó làm việc toàn thời gian cũng sử dụng miếng lót vệ sinh để chó giải quyết nỗi buồn.

Nhưng kể cả khi bạn dùng phương pháp này, thỉnh thoảng bạn vẫn cần có người ghé qua nhà và cho chó đi vệ sinh cho đến khi chúng có thể học cách đi vệ sinh đúng chỗ.

Hãy nhớ rằng những chú chó con sẽ không thể “nhịn” quá một hoặc hai giờ khi chúng chưa quen.

XEM THÊM:

Để chó con nằm yên tĩnh vào buổi sáng

Tiếp theo trong cách để chó con ở nhà một mình là một bước thường bị bỏ quên nhưng vô cùng quan trọng trong việc huấn luyện – rời nhà một cách lặng lẽ mà không âu yếm chó.

Đây là một việc đầy thách thức, nhưng bạn càng ít âu yếm chó trước khi rời đi sẽ càng khiến chúng quen với việc chia cách nhanh và dễ dàng hơn.

Đây là một thói quen mà bạn nên cố gắng hình thành sớm vì việc này không chỉ giảm thiểu khả năng chó đi vệ sinh bừa bãi mà còn giảm lo lắng khi chia ly vì đây là căn nguyên phổ biến nhất của tình trạng rối loạn hành vi ở chó.

Khiến thú cưng của bạn bận rộn

Một chú chó con đang buồn chán có thể dễ dàng chìm vào nỗi buồn, đặc biệt là vì nguồn giải trí và niềm vui lớn nhất của chúng (chính là bạn!) không ở bên cạnh chúng.

Hãy để lại các câu đố, đồ chơi và những thứ khác để giúp chó con không nghĩ về việc cô đơn nữa.

Những món ăn được đông lạnh hoặc những loại đồ chơi thức ăn yêu cầu chó phải giải, đó có thể là những cách hay để khiến chúng mất tập trung trong nhiều giờ.

Hãy cân nhắc việc để lại món ăn đặc biệt mà chó yêu thích mỗi khi bạn rời đi để chúng nghĩ rằng việc bạn vắng nhà không phải là điều gì quá khủng khiếp.

Nếu bạn đang băn khoăn không biết làm thế nào để khiến chó con bận rộn khi bạn đi làm, bạn có thể mua nhiều loại đồ chơi cho chó trên mạng hoặc ở các cửa hàng thú cưng.

Giải quyết vấn đề chó sủa

Cách để chó con ở nhà một mình

Ở nhà một mình thường khiến chó cảm thấy không thoải mái và sủa nhiều hơn.

Những con chó nhỏ có thể gây ra tiếng ồn thực sự lớn. Không chỉ phát ra tiếng sủa gây mất tập trung cho những người hàng xóm, chó của bạn còn có thể khóc lóc, than vãn, sủa trong đau khổ hàng giờ. Vấn đề là bạn có thể không biết chó lại hành động như vậy khi bạn vắng nhà.

Bạn có thể chấn chỉnh lại hành vi của chó bằng một số cách sau:

  • Trước tiên, hãy dạy chó con của bạn lệnh “nói” và “im lặng”.
  • Sử dụng lệnh “nói” để cho phép chúng sủa hoặc phát ra tiếng kêu mỗi khi thích hợp.
  • Sau đó, dạy lệnh “im lặng” khi bạn không có mặt ở đó. Hãy bắt đầu bằng cách làm bất cứ điều gì bạn làm khi rời đi.
  • Lấy chìa khóa, đóng cửa sổ và đi giày của bạn vào.
  • Ra lệnh “im lặng” và nhấn nút thang máy hoặc đóng cửa bên ngoài để ra hiệu cho chó biết rằng bạn đang rời đi.

XEM THÊM:

Giúp chó con của bạn thoải mái hơn khi ở một mình

Đối với cách để chó con ở nhà một mình, để một chiếc áo sơ mi hoặc chiếc gối có mùi hương của bạn ở chỗ chó nằm để chúng có thể tận hưởng cảm giác thoải mái giống như khi có bạn ở bên.

Tạo ra một môi trường ấm cúng cho chú chó của bạn bằng việc chuẩn bị chiếc giường êm ái với nhiệt độ thoải mái.

Một số con chó, đặc biệt là chó con, có thể thích xem tivi hoặc nghe radio khi bạn ra khỏi nhà, những con khác thì thích sự tĩnh lặng.

Hãy tìm hiểu xem chó nhà bạn thích gì và cố gắng tạo ra môi trường thích hợp cho chúng.

Huấn luyện chó một cách linh hoạt khi bạn ở nhà

Những gì bạn làm khi ở nhà cũng quan trọng như những gì bạn làm trước và trong khi làm việc để đảm bảo rằng chó con vẫn ổn khi bị bỏ lại một mình.

Khi bạn về nhà, hãy khen ngợi chú chó con của bạn, đưa chó đi dạo và âu yếm chó. Hãy dành tình cảm và thời gian cho chúng – đây là điều chắc chắn mà bạn đã biết.

Tuy nhiên, khi ở nhà cũng là lúc bạn có thể dành thời gian huấn luyện lệnh “im lặng” và các lệnh khác để chó của bạn ngoan ngoãn khi bạn đi vắng.

Thời gian và tình yêu của bạn cũng có thể bù đắp cho những lúc chó cô đơn một mình, vì vậy, ngay cả khi bạn làm việc ở nhà, điều quan trọng là phải dành chút thời gian cho việc tập luyện cũng như vui chơi cùng chó.

Bạn cũng nên dành nhiều thời gian để cho chó giao tiếp với thế giới xung quanh.

Cho chó chơi với những chú chó khác hoặc cho chó chơi ở công viên có thể giúp chó của bạn thích nghi tốt hơn khi ở một mình.

Một chú chó hòa nhập xã hội kém và chỉ ở một mình có thể hay sủa và lo lắng hơn, vì vậy hãy đảm bảo rằng con cưng của bạn có một cuộc sống đầy năng động!

Cân nhắc cho chó ở nơi yên tĩnh khi bạn đi vắng

Cách để chó con ở nhà một mình

Nếu chó ở nơi có nhiều tiếng người hoặc xe cộ đi lại thì sẽ làm chúng cảm thấy hoảng sợ hơn.

Những chú cún nhỏ có thể phản ứng với bất kỳ thứ gì, từ những người giao hàng cho đến một chiếc lá đang bay liệng trên sân. Những tiếng ồn này có thể làm chó phấn khích hoặc sợ hãi!

Vì vậy, để giảm bớt những yếu tố kích thích này, bạn có thể để chúng ở nơi yên tĩnh trong nhà và chặn một số thứ chúng có thể nhìn thấy hoặc nghe thấy bằng rèm dày. Việc này có thể giúp chó con của bạn không bị quá sức.

Lập kế hoạch cho chó con

Khi bàn về cách để chó con ở nhà một mình, học cách nuôi chó con khi bạn đi làm là việc khá vất vả, vì vậy hãy viết ra một kế hoạch cụ thể cho bản thân trước khi bạn nhận nuôi chó.

  • Bạn có thể làm gì để làm cho môi trường sống trong nhà thuận lợi hơn cho chú chó con?
  • Làm thế nào để khiến chó tránh xa những nơi mà bạn không muốn chúng bén mảng đến?
  • Bạn sẽ phải xử lý những mối nguy hiểm nào trong nhà trước khi mang chó về nhà?
  • Bạn có thể làm gì trong trường hợp khẩn cấp?
  • Bạn có thể nhờ ai trông giúp chú chó mới của mình?
  • Một số địa điểm đi bộ gần nhà của bạn?
  • Bạn cần những gì để chuẩn bị cho cuộc sống mới của chú cún cưng?
  • Bạn sẽ làm gì nếu lịch trình của bạn thay đổi?

Hãy viết ra giấy và dành chút thời gian để thực sự suy ngẫm về những câu hỏi này. Cân nhắc những gì cần xảy ra vào từng giờ, từng phút khi bạn vắng mặt.

Làm thế nào bạn có thể xử lý bất kỳ tiếng ồn điển hình trên đường phố của bạn? Chẳng hạn, bạn có thể không để ý tới âm thanh của xe cộ, nhưng chúng có thể khiến chú cún của bạn khiếp sợ.

Hãy dự đoán, lập ra các kế hoạch dự phòng cũng như khẩn cấp để biết chính xác bạn phải làm gì nếu chú chó của bạn bị lo lắng, bị ốm hoặc khó thích nghi với môi trường.

Giải quyết nỗi lo lắng về sự chia ly

Nếu chó con của bạn sủa liên tục, nhai đồ hoặc đi vệ sinh bừa bãi chỉ khi bạn vắng nhà hoặc những hành vi này trở nên tồi tệ hơn, chó của bạn có thể mắc chứng lo lắng về sự chia ly.

Điều quan trọng là phải nhận thấy những triệu chứng này và giải quyết chúng ngay lập tức, trước khi chúng trở nên tồi tệ hơn để thú cưng không phải trải qua những ngày đau khổ không cần thiết.

Hãy nhờ ai đó trông nom hoặc thuê người trông chó khi bạn đi vắng để có thể giảm bớt lo lắng về sự chia ly của chúng.

Điều chỉnh một số thứ trong cuộc sống của bạn

Bạn có thể học cách chăm sóc chó khi không có nhà, nhưng không phải lúc nào mọi chuyện cũng diễn ra suôn sẻ. Bạn sẽ cần phải đánh đổi một số thứ.

Bạn có thể lên kế hoạch rồi nhờ người thân và bạn bè chăm sóc chó hoặc mất tiền để thuê người trông thú cưng.

Nếu bạn làm việc toàn thời gian, bạn sẽ cần dành nhiều thời gian hơn để ở nhà hoặc ở với chú cún cưng của mình.

Điều này có nghĩa là bạn có thể phải bớt chút thời gian đi chơi, tụ họp với những người xung quanh hoặc thậm chí là những kỳ nghỉ để dành thời gian cho chó.

Tiếp tục huấn luyện chó con

Cách để chó con ở nhà một mình

Việc huấn luyện chó con cần phải thực hiện liên tục để chó quen dần với môi trường một mình.

Trong cách để chó con ở nhà một mình, mặc dù bạn có thể cố gắng để học cách chăm sóc chó khi đi làm suốt ngày nhưng một điều mà nhiều người nuôi chó luôn lo lắng là việc huấn luyện sẽ bị gián đoạn.

Những năm tháng đầu đời là một trong những thời điểm tốt nhất để huấn luyện người bạn lắm lông của bạn vì chúng có rất nhiều điều cần học hỏi.

Chó con không thể tập trung quá lâu, vì vậy hãy chia nhỏ các bài học ra để chúng có thể theo kịp. Bạn có thể huấn luyện chó vài phút vào buổi sáng và vài phút vào ban đêm.

XEM THÊM:

Rèn luyện thể chất cho chó con

Chó con là những quả bóng lông đầy năng lượng và chúng sẽ giải phóng khối năng lượng này bằng cách cào đồ đạc, đào bới đất cát trong nhà nếu bạn không đưa chúng ra ngoài vận động một cách nghiêm túc và thường xuyên.

Hãy đưa chó đi dạo và dành thời gian chơi đùa vào buổi sáng trước khi bạn đi làm. Bạn cũng có thể dành thời gian sau giờ làm việc để tập thể dục và vui chơi cùng chó.

Những trò chơi thú vị không chỉ kích thích tinh thần của chó con mà còn khiến chúng giải phóng năng lượng để buổi tối ngủ ngon hơn.

Những giấc ngủ ngắn trong ngày là vô cùng lý tưởng vì khi ngủ, chó sẽ không cảm thấy cô đơn hoặc thực hiện các hành vi phá hoại vì buồn chán.

Dự đoán việc chó đi vệ sinh bừa bãi

Việc chó đi vệ sinh bừa bãi sẽ xảy ra thường xuyên, đặc biệt là trong sáu đến tám tuần đầu tiên khi chó mới về nhà bạn.

Việc chó con thường xuyên đi vệ sinh không đúng chỗ trong quá trình huấn luyện đi vệ sinh cũng không phải là điều quá lạ lùng.

Lập kế hoạch xử lý những “tai nạn” này sẽ giảm mức độ căng thẳng giữa bạn và chó, hơn nữa đây cũng là một phần thiết yếu trong việc học cách chăm sóc chó con khi bạn đi làm cả ngày.

Hãy chuẩn bị đầy đủ dụng cụ vệ sinh và nhớ rằng hầu hết các chú chó con đều không muốn làm bẩn khu vực của chúng, nhưng chúng cũng không thể nhịn quá lâu!

Cách bạn nuôi chó khi phải làm việc toàn thời gian có thể gây ra tác động lớn đến chất lượng cuộc sống của cả bạn và thú cưng.

Nhưng bạn có thể điều hòa việc chăm sóc cún cưng và công việc bằng cách áp dụng những lời khuyên hữu ích nêu trên.

Học cách huấn luyện chó con khi bạn làm việc toàn thời gian có thể không phải là nhiệm vụ dễ dàng, nhưng mọi thứ đều sẽ được đền đáp xứng đáng!

Với bài viết trên mong rằng bạn đã có được những sự chuẩn bị tốt nhất về cách để chó con ở nhà một mình. Chúc bạn sẽ có những phút giây vui vẻ bên cạnh cún cưng nhé!

XEM THÊM BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ:


? Gọi 0707.76.07.96 Để Mua Đồ Ăn – Phụ Kiện Thú Cưng Giá Rẻ

? Tư vấn trực tuyến tại: m.me/PetShopSaigon.vn

Pet Shop Sài Gòn là cửa hàng cung cấp thức ăn cho chó, thức ăn cho mèo, cát vệ sinh, sữa tắm cho chó, sữa tắm cho mèo, phụ kiện sỉ lẻ hàng đầu tại TP.HCM.

Shop cho chó: https://petshopsaigon.vn/shop-cho-cho

Shop cho mèo: https://petshopsaigon.vn/shop-cho-meo

Shop thú y: https://petshopsaigon.vn/danh-muc/shop-thu-y

MUA NGAY nhận ? FREE Ship ? Giảm giá SHOCK ? Quà tặng HẤP DẪN

 

Tin tức mới

Đuôi mèo hình dấu hỏi mang ý nghĩa gì?

Đuôi mèo dấu hỏi có bao giờ làm bạn bất ngờ? Bạn đã bao giờ thấy đuôi mèo hình dấu hỏi chưa? Đuôi của mèo sẽ dựng đứng và có một đường cong ở cuối đuôi – đây hẳn là một cảnh tượng rất kỳ lạ. Nếu bạn ...

Xem thêm

Cách chăm sóc vết thương hở cho mèo

Vết thương là những tổn thương trên da hoặc các mô bên dưới da. Nó có thể là vết thương hở, chẳng hạn như các vết cắt, hoặc vết thương kín, chẳng hạn như vết dập hoặc vết bầm ...

Xem thêm

Dấu hiệu mèo bị sốt phát hiện như thế nào?

Dấu hiệu mèo bị sốt làm sao để nhận biết? Con mèo của bạn có đang bị sốt không? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến một vài dấu hiệu phổ biến nhất giúp bạn phát hiện điều này. Sau khi cùng ...

Xem thêm

Tai mèo nóng có sao không? Xử trí như thế nào?

Tai mèo nóng có sao không? Khi ôm mèo, bạn có thể cảm nhận được đôi tai nhỏ của chúng khá nóng, mèo là loài nổi tiếng với việc che giấu bệnh và sự đau đớn; vì vậy, có lẽ bạn sẽ thắc mắc liệu tai mèo ...

Xem thêm

Tai mèo bị chảy mủ: Nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị

Tai mèo bị chảy mủ sẽ làm cho nhiều người nuôi hoảng hốt và không biết nguyên nhân đến từ đâu. Mời bạn đọc ngay bài viết này để hiểu rõ hơn về tình trạng tai mèo bị chảy mủ ...

Xem thêm

0707760796

0707760796 Zalo

Thức Ăn Phụ Kiện cho Thú Cưng Chó & Mèo

Cửa hàng bán thức ăn phụ kiện cho thú cưng tại tphcm

Petshosaigon.vn - Cửa hàng bán thức ăn quần áo phụ kiện cho thú cưng cho mèo

Bán thức ăn phụ kiện quần áo sữa tắm cho thú cưng

Thức ăn cho chó

thức ăn cho mèo

phụ kiện cho chó mèo

Thức ăn cho chó mèo

Mua thức ăn cho chó mèo tại tphcm

sữa tắm cho chó mèo

Pet shop sài gòn - cửa hàng bán phụ kiện thú cưng

mua thức ăn cho chó mèo

cửa hàng bán thức ăn phụ kiện cho chó mèo tại tphcm