Hotline bán hàng
Mua hàng
Thời gian 8h00-21h30
Giao hàng toàn quốc
Nhận hàng 2-4 ngày

Cách nuôi chó lạp xưởng tổng hợp từ A-Z

7277 lượt xem

Cách nuôi chó lạp xưởng liệu có khó không? Bạn đang nghĩ đến việc mua hoặc nhận nuôi một chú chó lạp xưởng con? Bạn đã biết phải mua những gì chưa? Và bạn phải bắt đầu từ đâu?

Trong bài viết này, PetshopSaigon.vn sẽ cung cấp cho bạn những lời khuyên hữu ích và những việc bạn cần làm để chăm sóc chó lạp xưởng mới của mình.

Tóm tắt các bước chăm sóc chó lạp xưởng cơ bản:

  • Mua cho chó của bạn những thứ cần thiết (giường, thức ăn, dây xích, vòng cổ, v.v.)
  • Đảm bảo rằng chó được gắn vi mạch và được tiêm chủng
  • Cho chó ăn ít nhất hai lần một ngày (3 lần đối với chó con)
  • Hãy thả chó ra ngoài vài giờ một lần (30 phút một lần đối với chó con)
  • Tập thể dục và chơi với chó mỗi ngày (tùy vào độ tuổi của chó con)
  • Giữ vệ sinh và chải chuốt cho chó
  • Dành cho chó thật nhiều tình yêu

Hãy đọc tiếp để biết bạn cần phải chuẩn bị những thứ gì trước khi nuôi chó lạp xưởng, những việc bạn nên làm khi mới đưa chó về nhà và những gì sẽ xảy ra trong vài tuần đầu tiên.

Cần làm gì trước khi nhận nuôi chó lạp xưởng

  • Tìm hiểu về chó lạp xưởng
  • Xin phép chủ nhà nếu bạn ở trọ
  • Nghĩ về những vật nuôi khác của bạn
  • Đảm bảo có người ở nhà hoặc có thể ghé qua chăm sóc chó
  • Cân nhắc vấn đề nuôi chó với hàng xóm
  • Bảo vệ căn nhà khỏi sự phá hoại của chó con

Tìm hiểu về chó lạp xưởng


Cách nuôi chó lạp xưởng

Lạp xưởng hay còn gọi là chó xúc xích có nguồn gốc là giống chó săn của Đức.

Trước khi nói về cách nuôi chó lạp xưởng thì tìm hiểu về chó lạp xưởng trước khi bạn nhận nuôi chúng là điều cực kỳ quan trọng. Có rất nhiều nhà chăn nuôi vô đạo đức ngoài kia sẵn sàng bán chó lạp xưởng giá rẻ hoặc có màu lông hiếm cho bạn! Nhưng bạn chỉ nên nhận nuôi chó lạp xưởng từ một nhà lai tạo đã đăng ký hoặc tổ chức từ thiện uy tín.

Bạn có thể yêu cầu gặp bố và mẹ của chó con. Chó mẹ phải tương tác tốt với chó con. Nếu chó bố là chó giống, hãy đặt câu hỏi về nó.

Hãy quan sát môi trường chung và chó con đã ngủ ở đâu. Hỏi xem chó con có tiếp xúc với những tiếng ồn bình thường trong nhà như tiếng kêu, máy giặt, TV, v.v. hay không.

Chó con có được vui chơi và có đồ để chơi không? Trông chó con có giống như được yêu thương, chăm sóc cẩn thận không? Hãy quan sát và cảm nhận, nhưng nếu cảm thấy có điều gì không ổn thì hãy bỏ đi.

Đảm bảo rằng chó con trông khỏe mạnh trước khi bạn đồng ý đưa chúng về nhà. Hãy hỏi về bất kỳ thông tin y tế mà nào bạn nên biết, chẳng hạn như tiền sử bệnh đĩa đệm (IVDD) của bố mẹ chúng.

Nếu bạn đang nuôi “chó lạp xưởng thu nhỏ”, bạn cần tìm hiểu xem chó bố và chó mẹ có bị PRA hay không (PRA – Teo võng mạc tiến triển là một bệnh di truyền về mắt).

Hơn thế nữa, nếu bạn nuôi lạp xưởng lông cứng, bạn cũng cần phải kiểm tra xem chó con đã được xét nghiệm bệnh Lafora chưa (Lafora là một loại bệnh động kinh di truyền dẫn đến co giật).

Không mang chó con mới về nhà cho đến khi chúng được ít nhất 8 tuần tuổi. Tách chó con ra khỏi chó mẹ trước 8 tuần là quá sớm.

Chúng cần học hỏi từ mẹ và anh chị em của chúng trong 8 tuần đầu đời và bất kỳ nhà chăn nuôi có trách nhiệm nào cũng sẽ biết điều này.

Xin phép chủ nhà

Bạn có được phép nuôi thú cưng trong nhà không? Tùy vào nơi bạn đang ở mà bạn sẽ phải xin phép nuôi chó hoặc không. Đừng cố giữ bí mật chuyện nuôi chó vì sớm muộn gì bạn cũng bị phát hiện ra.

Nghĩ về những vật nuôi khác

Đối với cách nuôi chó lạp xưởng, nếu bạn đang nuôi những vật nuôi khác thì hãy nghĩ xem liệu chúng có hòa hợp với một con chó mới không? Và liệu chú chó lạp xưởng mới của bạn có hòa hợp với thú cưng cũ của bạn không?

Bạn chỉ nên mang một con chó mới về nhà nếu bạn chắc chắn rằng chúng có thể chung sống hài hòa với nhau. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn đang nuôi một chú chó cứu hộ. Nếu bạn quyết định nuôi chó lạp xưởng, bạn cần phải giới thiệu chó mới với những con chó hoặc mèo khác của mình đúng cách.

Một vấn đề khác mà bạn phải suy nghĩ khi mang một chú chó con về nhà là đảm bảo rằng tất cả thú cưng mà bạn đang nuôi đã được tiêm phòng.

XEM THÊM:

Đảm bảo có người ở nhà hoặc có thể ghé qua chăm sóc chó

Chó lạp xưởng hạnh phúc nhất khi được ở gần con người. Do đó, bạn không nên để chó ở một mình quá lâu (điều này đặc biệt quan trọng đối với những chú chó con còn rất nhỏ).

Vì vậy, nếu bạn vắng nhà cả ngày, bạn có thể nhờ người nhà hoặc người quen chăm sóc chó hộ. Bạn có thể nhờ người thân chăm sóc chó vào ban ngày hoặc thuê một người trông chó.

Để chó lạp xưởng ở một mình quá lâu có thể khiến chúng bị lo lắng khi xa cách, sủa quá nhiều hoặc thực hiện những hành vi phá hoại.

Tuy nhiên cũng có những con chó lạp xưởng có thể ở một mình tốt, vì vậy tùy thuộc vào từng con chó mà bạn phải linh hoạt cách chăm sóc cho chúng.

Chú ý tới vấn đề dị ứng

Nếu bạn dị ứng với chó, hãy đảm bảo rằng bạn biết mình có bị dị ứng với con chó mà bạn định nuôi hay không trước khi đưa chó về nhà. Chó lạp xưởng rất nhanh gắn bó với chủ mới nên sẽ thật đau lòng khi chúng phải chuyển nhà liên tục.

Những chú chó lạp xưởng lông cứng có thể là lựa chọn tốt nhất cho những người bị dị ứng.

Tuy nhiên, nếu ai trong gia đình bạn bị dị ứng nghiêm trọng với chó, đừng vội vàng quyết định. Hãy dành nhiều thời gian tìm hiểu về giống chó này và xem mọi thứ diễn ra như thế nào.

Lên kế hoạch trước cho kỳ nghỉ

Về cách nuôi chó lạp xưởng khi bạn đi xa, chó lạp xưởng sẽ ở đâu, ở với ai nếu bạn đi công tác hoặc đi du lịch? Gia đình hoặc bạn bè sẽ là lựa chọn tốt nhất vì thú cưng của bạn đã tiếp xúc nhiều với họ.

Một ý tưởng hay ho khác là tham gia các hội nhóm nuôi chó và xin một vài lời khuyên. Vì giống chó này dễ mắc các vấn đề về lưng nên tốt hơn là bạn cho chó lạp xưởng ở cùng những người hiểu rõ về chúng.

Cân nhắc nhà hàng xóm

Chó lạp xưởng có tập tính bảo vệ lãnh thổ và thích sủa – đó là bản chất của chúng. Và đây có thể là vấn đề đáng quan ngại nếu có hàng xóm sống gần nhà bạn.

Vì vậy, hãy quán triệt chó con nga từ những ngày đầu tiên. Đừng để chúng ngoài trời không được giám sát và cố gắng kiểm soát tiếng sủa trong nhà bằng cách huấn luyện chúng.

Bảo vệ ngôi nhà khỏi chó con nghịch ngợm

Đảm bảo rằng những thứ có thể gây nguy hiểm cho chó đều nằm ngoài tầm với của chúng. Những đồ vật như dây cáp, giày dép, túi xách và bất kỳ đồ có giá trị hoặc dễ nhai nào khác phải được gói gọn và đặt ở nơi khuất tầm nhìn của chó!

Chó lạp xưởng thích nhai và cần được huấn luyện để hiểu rằng cái gì được nhai, cái gì không được nhai.

XEM THÊM:


Cần mua gì cho chó lạp xưởng?


Cách nuôi chó lạp xưởng

Bạn cần mua đồ chơi cho chó lạp xưởng vì giống này rất thích cắn và nhai đồ vật.

Dưới đây là những gì bạn cần mua cho thú cưng mới của mình:

  • Giường
  • Dây xích
  • Vòng cổ và thẻ ID
  • Đai yếm
  • Thức ăn khô, thức ăn ướt
  • Thức ăn vặt, bánh thưởng (có ích trong việc huấn luyện)
  • Bát đựng thức ăn và nước uống
  • Túi đựng phân (lý tưởng là có thể phân hủy sinh học)
  • Thuốc trị bọ chét, thuốc tẩy giun sán
  • Chuồng (nếu bạn sử dụng cho việc huấn luyện đi vệ sinh)
  • Chăn để chui vào
  • Dầu gội và dầu xả dành cho chó (lý tưởng những loại tự nhiên và không chứa hóa chất)
  • Cầu thang nhỏ cho chó (nếu bạn muốn chó ngồi trên ghế sofa và giường của mình)
  • Dụng cụ chải chuốt như bàn chải, kéo và khăn lau Bàn chải đánh răng doggy và Kem đánh răng cho chó (tùy chọn)
  • Đồ chơi cho chó (chó lạp xưởng thích bóng và đồ chơi có tiếng kêu)
  • Găng tay cao su (để dọn dẹp)

Những câu hỏi liên quan đến cách nuôi chó lạp xưởng


Khi đề cập đến cách nuôi chó lạp xưởng, đây là những gì bạn nên hỏi trước khi rước chó về nhà:

  • Thủ tục giấy tờ
  • Tiêm chủng
  • Hỏi xem chú chó của bạn đã được gắn vi mạch chưa
  • Hỏi về các phương pháp điều trị bọ chét và tẩy giun sán
  • Lấy thứ gì đó có mùi của chó mẹ
  • Thức ăn mà chó đang được cho ăn
  • Tính cách của chó
  • Lịch sử sức khỏe của chó (tùy chọn)
  • Thủ tục giấy tờ

Tiêm chủng

Yêu cầu giấy chứng nhận tiêm phòng cho chó của bạn (nếu là chó con thì có thể chúng chưa được tiêm chủng).

Bạn cần phải trình đưa cho bác sĩ thú y giấy chứng nhận trong buổi hẹn khám sức khỏe đầu tiên của chó.

Hãy tuân thủ nghiêm ngặt lịch trình tiêm chủng của chó bởi vì nếu bạn không cho chó đi tiêm đúng hạn, chó sẽ phải tiêm lại các mũi từ đầu.

Hãy ưu tiên việc tiêm chủng cho chó bởi vì những mũi tiêm sẽ chẳng làm thú cưng của bạn thoải mái hơn chút nào.

XEM THÊM:

Hỏi về các phương pháp điều trị bọ chét và tẩy giun sán

Hãy hỏi xem thú cưng của bạn đã được tẩy giun (và trị bọ chét, nếu có) cách đây bao lâu để có thể ghi lại ngày tháng và theo dõi sát sao lịch tẩy giun của chó.

XEM THÊM:

Lấy thứ gì đó có mùi của chó mẹ

Những đồ vật có mùi của chó mẹ sẽ làm chó con cảm thấy bớt lo lắng hơn với cuộc sống mới ở nơi xa lạ. Đó có thể là một món đồ chơi, một chiếc chăn đầy mùi của chó mẹ.

Nếu bạn đang huấn luyện chó ở trong chuồng, bạn có thể mang đồ có mùi chó mẹ cho chó con vào ban đêm để giúp chúng thoải mái và yên tâm hơn.

Hỏi xem chó lạp xưởng đang được cho ăn những gì

Đối với cách nuôi chó lạp xưởng lần đầu, bạn hãy hỏi xem thú cưng của bạn đang được ăn những loại thực phẩm gì và vào những thời điểm này trong ngày. Nhà lai tạo có thể cho bạn một ít thức ăn đủ để bạn cho chó ăn trong vài ngày.

Bạn không nên đột ngột thay đổi chế độ ăn uống của chó ngay lập tức vì việc này có thể khiến hệ tiêu hóa của chúng gặp vấn đề.

Tốt hơn hết là bạn nên để chó con ổn định chỗ ở mới trước. Hãy tiếp tục cho chúng ăn những loại thức ăn trước đó và dần dần thay thế bằng thức ăn mới.

Tính cách của chó

Nếu biết được tính cách của chó, bạn có thể nhận ra những sự thay đổi của chúng sau khi ổn định ở chỗ ở mới.

Các trung tâm cứu hộ chó có thể không có nhiều thông tin về những chú chó được cứu hộ, nhưng bạn vẫn nên hỏi những gì họ đã biết.

Lịch sử sức khỏe của chó

Bạn nên hỏi về bệnh sử của chó ngay khi tìm hiểu về chúng. Hãy hỏi bất cứ thông tin y tế nào mà bạn nên biết, chẳng hạn như tiền sử bệnh đĩa đệm (IVDD) ở chó bố và chó mẹ.

Nếu bạn đang nuôi chó lạp xưởng “thu nhỏ”, bạn cũng nên đảm bảo cả chó bố và chó mẹ không mắc PRA (teo võng mạc tiến triển). Nếu bạn nuôi chó lạp xưởng lông cứng, bạn cũng cần kiểm tra xem chó đã được xét nghiệm bệnh Lafora chưa.


Cách nuôi chó lạp xưởng khi mới đem bé về nhà


Cách nuôi chó lạp xưởng

Đưa chó đi kiểm tra thú y là điều đầu tiên bạn cần phải làm.

Đây là những gì bạn cần làm khi mới rước thú cưng về nhà:

  • Đặt lịch khám với bác sĩ
  • Điều trị bọ chét và tẩy giun
  • Tìm hiểu về việc tiêm chủng hằng năm
  • Mua đồ ăn
  • Tập thể dục hàng ngày cho chó
  • Tiếp tục chải chuốt
  • Bắt đầu huấn luyện chó

Đặt lịch khám với bác sĩ thú y

Bác sĩ thú y sẽ kiểm tra sức khỏe cho chó, cho bạn lời khuyên khi điều trị bọ chét và tẩy giun, đồng thời thảo luận với bạn về việc tiêm phòng. Hãy mang theo những thủ tục giấy tờ để có thể cung cấp cho bác sĩ những thông tin cần thiết.

Trị bọ chét và tẩy giun cho chó

Hãy nói chuyện với bác sĩ thú y về các phương pháp điều trị bọ chét và tẩy giun và ghi lại ngày tháng trong nhật ký của bạn.

Tìm hiểu về tiêm chủng hàng năm

Ghi ngày tiêm nhắc lại hàng năm của chó vào nhật ký của bạn (nếu là chó con thì bác sĩ thú y sẽ tư vấn những loại vắc xin mà chó cần trong lần khám đầu tiên). Hãy tuân thủ  nghiêm ngặt lịch tiêm chủng của chó.

Mua đồ ăn cho chó

Hãy làm quen và tuân thủ các yêu cầu cũng như thời gian cho ăn của chó lạp xưởng. Chó lạp xưởng chỉ cần ăn hai bữa một ngày, chó con thì cần ăn 3 – 4 bữa vì chúng đang tuổi ăn tuổi lớn.

Cho chó ra ngoài tập thể dục hằng ngày

Vận động là một trong những cách nuôi chó lạp xưởng quan trọng. Lên lịch tập thể dục cho thú cưng và tuân thủ theo lịch trình đó! Chó lạp xưởng không cần tập thể dục nhiều, nhưng chúng cần phải làm gì đó mỗi ngày.

Đối với chó con, hãy tuân thủ quy tắc “5 phút mỗi tháng tuổi” (cho đến khi chúng được 12 tháng tuổi). Vì vậy, một con chó con 12 tuần tuổi sẽ chỉ cần tập thể dục 15 phút mỗi ngày (3 tháng x 5 phút = 15 phút).

Chó lạp xưởng thu nhỏ trưởng thành cần ít nhất 30 phút tập thể dục hàng ngày và chó lạp xưởng tiêu chuẩn trưởng thành cần 60 phút trở lên.

Chải chuốt cho chó

Hãy làm quen với các yêu cầu chải chuốt của thú cưng. Những gì bạn cần làm sẽ phụ thuộc vào loại chó lạp xưởng mà bạn đang nuôi. Nếu bạn cần tắm cho chó, hãy đảm bảo rằng bạn sử dụng dầu gội tự nhiên, dịu nhẹ cho chúng.

Bắt đầu huấn luyện chó

Hãy lập lịch trình huấn luyện cho chó và đặt ra ranh giới ngay từ đầu – ví dụ: nếu bạn không muốn chó nằm trên giường hoặc ghế sofa của bạn, bạn cần cho chó biết ngay từ ngày đầu tiên.


Cách nuôi chó lạp xưởng con liên quan đến chăm sóc


Cách nuôi chó lạp xưởng

Cho lạp xưởng cần bổ sung canxi vì giống chó này rất dễ bị các bệnh về xương khớp.

Nếu bạn nuôi chó lạp xưởng con, bạn sẽ phải trải qua những vấn đề bình thường nhưng lại không kém phần căng thẳng như khi chó mọc răng, khi huấn luyện chó đi vệ sinh và huấn luyện hành vi cho chó.

Bạn phải sẵn sàng dành thời gian huấn luyện vì chó lạp xưởng rất cứng đầu và có thể mất nhiều thời gian để học hỏi.

Chăm sóc chó lạp xưởng có thể là một công việc khó khăn và mệt mỏi. Một trong những thách thức lớn nhất là huấn luyện chó đi vệ sinh vì chúng có thể mất một thời gian để làm quen với việc này.

Nhưng miễn là bạn dành đủ thời gian để giúp thú cưng học, chúng sẽ sớm hiểu được những gì bạn mong muốn. Chó lạp xưởng thích vượt qua ranh giới. Vì vậy, huấn luyện là việc liên tục và cần thời gian, sự kiên nhẫn và nhất quán.

Bạn cũng sẽ cần điều trị vết thương, trị bọ chét và tẩy giun cho chó, đồng thời cho chúng ăn đúng lượng thức ăn khi chúng lớn lên, chải lông cho chúng vài tháng một lần và đảm bảo chúng có đủ thời gian tập thể dục và vui chơi đúng lứa tuổi.

Nếu bạn không ở nhà trong thời gian dài, chó lạp xưởng con có thể không phù hợp với bạn. Là giống săn nên chúng rất yêu quý bạn bè và mọi người xung quanh.

Để chó con ở một mình hàng giờ đồng hồ khi chúng còn rất nhỏ có thể gây ra các vấn đề về tâm lý hoặc hành vi.

Tốt hơn hết là bạn nên biết điều này về giống chó lạp xưởng trước khi nuôi chó con. Nhưng nếu bạn có thể nhờ người thân hoặc ai đó đến và giúp bạn trông chó, bạn chắc chắn vẫn có thể nuôi chó lạp xưởng con!


Cách nuôi chó lạp xưởng trưởng thành có khó không?


Cách nuôi chó lạp xưởng

Nuôi chó sẽ không khó nếu bạn dành nhiều thời gian cho chúng.

Không, miễn là bạn dành thời gian huấn luyện khi mới mang chúng về nhà. Chúng không cần tập thể dục quá nhiều và sẽ vui vẻ ngủ 12–14 giờ mỗi ngày. Chó lạp xưởng hay sủa nhưng bạn có thể huấn luyện để “giảm âm lượng” xuống một chút!

Chó lạp xưởng trưởng thành khá dễ chăm sóc. Bạn chỉ cần mua những thứ cần thiết, điều trị ve chó, bọ chét và tẩy giun cho chúng, cho chúng ăn đúng lượng thức ăn, chải lông cho chúng vài tháng một lần và đảm bảo chúng được tập thể dục và vui chơi đầy đủ. Trên hết, hãy dành cho thú cưng thật nhiều tình yêu và sự quan tâm!

Nếu bạn vắng nhà hơn 6 giờ mỗi ngày, lạp xưởng có thể không phải là giống chó phù hợp với bạn. Chúng là loài chó hòa đồng và thích có mọi người xung quanh.

Để chó lạp xưởng ở một mình trong thời gian dài có thể gây ra các vấn đề về tâm lý và hành vi. Không phải tất cả các giống chó lạp xưởng đều phải vật lộn với việc ở một mình nhưng tốt hơn hết bạn nên biết điều này trước khi nuôi chúng.


Những lưu ý về cách nuôi chó lạp xưởng lần đầu


Thú cưng của bạn có thể lo lắng và bất an trong vài ngày đầu tiên, vì vậy hãy dành cho chúng không gian và thời gian để làm quen với ngôi nhà mới.

Hãy luôn ở bên cạnh chúng, nhưng đừng khiến chúng choáng ngợp bằng những lời âu yếm cũng như mệnh lệnh. Khi chó bắt đầu ổn định và thư giãn, chúng sẽ sớm thoát ra khỏi vỏ bọc của mình.

Ngủ

Bạn có thể bồn chồn vài đêm sau khi rước chó về nhà. Thú cưng của bạn sẽ sợ hãi và bối rối.

Chúng có thể hú, sủa hoặc lớn tiếng rên rỉ. Để giúp chúng cảm thấy an toàn hơn, hãy đặt chuồng của chúng vào phòng ngủ của bạn và làm cho chiếc chuồng trông thật sự thoải mái. Hãy bật đèn ngủ để không gian không quá tối.

Và khi chó sủa hoặc rên rỉ, hãy trấn an chó một cách bình tĩnh và nhẹ nhàng, nhưng đừng mắng chúng. Chó sẽ sớm ổn định lại thôi.

Đi vệ sinh bừa bãi

Một điều nữa mà bạn cần chú ý là việc đi vệ sinh của chó. Chó lạp xưởng có thể đi vệ sinh không đúng chỗ vào những ngày đầu tiên, cho dù chúng là chó con hay chó trưởng thành. Bạn chỉ cần bình tĩnh, dọn dẹp bãi chiến trường và tiếp tục huấn luyện chúng.

XEM THÊM:

Chế độ ăn

Đối với cách nuôi chó lạp xưởng liên quan đến dinh dưỡng, nếu bạn thay đổi chế độ ăn của chó đột ngột, chúng có thể gặp vấn đề về tiêu hóa trong vài ngày. Nếu có thể, hãy mua thức ăn quen thuộc trước đây của chúng và dần dần thay thay thế bằng thức ăn mới.

Ranh giới

Chú chó của bạn cũng có thể bắt đầu vượt qua ranh giới, vì vậy hãy sớm quán triệt những gì bạn sẽ cho phép và không cho phép chó làm.

Nếu bạn không muốn chó trèo trên giường hoặc ghế sofa, hãy cho chúng biết ngay từ những ngày đầu tiên. Lịch trình và thói quen là những yếu tố rất quan trọng đối với việc huấn luyện và chúng thực sự sẽ giúp ích cho bạn về lâu dài.


Nên làm gì trong vài tháng sau khi nuôi chó lạp xưởng?


Cách nuôi chó lạp xưởng

Bạn nên đưa chó lạp xưởng đi thú y định kì để được kiểm tra sức khỏe tổng quát thường xuyên.

Trong vài tuần và vài tháng tới, chó con sẽ bắt đầu mọc răng, biết nhai và quá trình này có thể kéo dài trong khoảng 8 tháng. Bạn cũng sẽ phải nghĩ về việc triệt sản cho chó.

Lần tiêm phòng nhắc lại cuối cùng cho chó con của bạn là khi chúng được khoảng 14-16 tuần tuổi (kiểm tra lịch tiêm với bác sĩ thú y của bạn).

Một vài tuần sau thời điểm này, bạn sẽ có thể ra ngoài chơi với chú chó đáng yêu của mình. Bạn có thể cho chó đi dạo trong công viên và giao lưu với những con chó khác cũng như mọi người xung quanh.

Chỉ cần đảm bảo rằng bạn không cho chó tập thể dục quá mức cho đến khi chúng phát triển hoàn toàn. Hãy tuân thủ “quy tắc 5 phút mỗi tháng tuổi” cho đến khi chó được 12 tháng tuổi.

Đây là giai đoạn cực kỳ đáng yêu vì bạn có thể chứng kiến quá trình thú cưng của mình khám phá thế giới mới và trở thành một phần không thể thiếu trong gia đình của bạn. Bạn thậm chí có thể tham gia các nhóm facebook về chó lạp xưởng để gặp gỡ và giao lưu với những người cùng nuôi chó như mình.

Bạn có thể mệt mỏi và gặp khó khăn trong thời gian đầu nuôi chó, nhưng đừng bỏ cuộc!

Chó lạp xưởng rất vui vẻ và sẽ khiến ngôi nhà của bạn tràn ngập niềm vui lẫn tiếng cười. Chúng là những “diễn viên hài của thế giới loài chó” và có rất nhiều điều thú vị về chúng đang chờ bạn khám phá.

Kết luận

Vậy là bạn đã đọc hết cẩm nang hướng dẫn chăm sóc chó lạp xưởng cực kỳ chi tiết rồi! Chó lạp xưởng rất dễ chăm sóc nhưng bạn sẽ cần mua một vài vật dụng cần thiết cho nhu cầu hàng ngày của chúng (giường, thức ăn, bát, đồ chơi, v.v.)

Về cách nuôi chó lạp xưởng, chúng cần được cho ăn, đi dạo và chơi đùa mỗi ngày. Bạn cũng cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, chải chuốt và dành nhiều tình cảm cho chúng. Đổi lại, chúng sẽ dành cho bạn nhiều tình cảm và hơn thế nữa!

XEM THÊM BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ:


? Gọi 0707.76.07.96 Để Mua Đồ Ăn – Phụ Kiện Thú Cưng Giá Rẻ

? Tư vấn trực tuyến tại: m.me/PetShopSaigon.vn

Pet Shop Sài Gòn là cửa hàng cung cấp thức ăn cho chó, thức ăn cho mèo, cát vệ sinh, sữa tắm cho chó, sữa tắm cho mèo, phụ kiện sỉ lẻ hàng đầu tại TP.HCM.

Shop cho chó: https://petshopsaigon.vn/shop-cho-cho

Shop cho mèo: https://petshopsaigon.vn/shop-cho-meo

Shop thú y: https://petshopsaigon.vn/danh-muc/shop-thu-y

MUA NGAY nhận ? FREE Ship ? Giảm giá SHOCK ? Quà tặng HẤP DẪN

 

Tin tức mới

Đuôi mèo hình dấu hỏi mang ý nghĩa gì?

Đuôi mèo dấu hỏi có bao giờ làm bạn bất ngờ? Bạn đã bao giờ thấy đuôi mèo hình dấu hỏi chưa? Đuôi của mèo sẽ dựng đứng và có một đường cong ở cuối đuôi – đây hẳn là một cảnh tượng rất kỳ lạ. Nếu bạn ...

Xem thêm

Cách chăm sóc vết thương hở cho mèo

Vết thương là những tổn thương trên da hoặc các mô bên dưới da. Nó có thể là vết thương hở, chẳng hạn như các vết cắt, hoặc vết thương kín, chẳng hạn như vết dập hoặc vết bầm ...

Xem thêm

Dấu hiệu mèo bị sốt phát hiện như thế nào?

Dấu hiệu mèo bị sốt làm sao để nhận biết? Con mèo của bạn có đang bị sốt không? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến một vài dấu hiệu phổ biến nhất giúp bạn phát hiện điều này. Sau khi cùng ...

Xem thêm

Tai mèo nóng có sao không? Xử trí như thế nào?

Tai mèo nóng có sao không? Khi ôm mèo, bạn có thể cảm nhận được đôi tai nhỏ của chúng khá nóng, mèo là loài nổi tiếng với việc che giấu bệnh và sự đau đớn; vì vậy, có lẽ bạn sẽ thắc mắc liệu tai mèo ...

Xem thêm

Tai mèo bị chảy mủ: Nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị

Tai mèo bị chảy mủ sẽ làm cho nhiều người nuôi hoảng hốt và không biết nguyên nhân đến từ đâu. Mời bạn đọc ngay bài viết này để hiểu rõ hơn về tình trạng tai mèo bị chảy mủ ...

Xem thêm

0707760796

0707760796 Zalo

Thức Ăn Phụ Kiện cho Thú Cưng Chó & Mèo

Cửa hàng bán thức ăn phụ kiện cho thú cưng tại tphcm

Petshosaigon.vn - Cửa hàng bán thức ăn quần áo phụ kiện cho thú cưng cho mèo

Bán thức ăn phụ kiện quần áo sữa tắm cho thú cưng

Thức ăn cho chó

thức ăn cho mèo

phụ kiện cho chó mèo

Thức ăn cho chó mèo

Mua thức ăn cho chó mèo tại tphcm

sữa tắm cho chó mèo

Pet shop sài gòn - cửa hàng bán phụ kiện thú cưng

mua thức ăn cho chó mèo

cửa hàng bán thức ăn phụ kiện cho chó mèo tại tphcm