Hotline bán hàng
Mua hàng
Thời gian 8h00-21h30
Giao hàng toàn quốc
Nhận hàng 2-4 ngày

Chó giao phối như thế nào? Bao lâu động dục?

10360 lượt xem

Chó giao phối như thế nào là câu hỏi gợi lên trí tò mò của nhiều người. Cùng tìm hiểu những thông tin về sinh lý của chó cái qua bài viết này nhé bạn ơi.


Lần đầu động dục của chó cái


Chó cái thường dậy thì hoặc trưởng thành về mặt sinh dục khi chúng được khoảng 9 – 10 tháng tuổi.

Các giống chó nhỏ hơn sẽ có khuynh hướng “động dục” sớm hơn và một số con chó cái có thể động dục lần đầu sớm nhất vào lúc chúng được 4 tháng tuổi.

Đối với nhiều con chó, cơn động dục đầu tiên của chúng xảy ra khá kín kẽ hoặc chúng không xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng liên quan tới chu kỳ động dục.

Ngoài ra, bạn chưa thể phối giống thành công cho chúng ngay trong kỳ động dục đầu tiên, mà phải đợi tới chu kỳ thứ 2 hoặc thứ 3 của chúng.


Bao lâu thì chó cái động dục?


Chó giao phối như thế nào

Trung bình, chó cái động dục 2 lần một năm hoặc 6 tháng một lần – và mỗi con chó sẽ có một thời gian động dục khác nhau.

Các giống chó nhỏ có khuynh hướng động dục thường xuyên hơn các giống chó lớn.

Khoảng cách giữa các kỳ động dục có thể kéo dài từ 4 – 12 tháng, trung bình là 7 tháng. Nhưng vẫn có trường hợp ngoại lệ là chó Basenji và chó kéo xe trượt tuyết.

Những giống chó này dường như chỉ động dục một lần một năm, thường là vào mùa xuân.

Không có bằng chứng nào cho thấy tình trạng chu kỳ động dục không đều có thể khiến chó mang thai giả hoặc nhiễm trùng tử cung.


Chó giao phối như thế nào liên quan đến dấu hiệu nhận biết


Chó giao phối như thế nào

Sưng âm hộ là dấu hiệu vật lý đầu tiên cho thấy chó cái sắp đến kỳ động dục.

Tuy nhiên, dấu hiệu dễ nhận biết nhất là chó bị chảy máu âm đạo. Tình trạng này có thể trở nên rõ ràng vài ngày sau khi chó cái đã động dục.

Một số con chó cái chảy máu khá nhiều trong kỳ động dục, nhưng nhiều con khác lại chảy ít máu hơn. Nếu bạn lo lắng về tình trạng của thú cưng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y.

Ngay từ khi bắt đầu thời kỳ động dục, chó cái sẽ bị những con chó đực hấp dẫn, nhưng chúng thường sẽ không cho chó đực giao phối cho tới khoảng ngày thứ 7 – 10 của chu kỳ.

Khi chu kỳ động dục bắt đầu được một thời gian, màu sắc và dáng hình của phân chó cái có thể thay đổi.

Ban đầu, phân của chúng thường đặc và nhuốm khá nhiều máu. Nhưng dần dần, phân của chó cái mềm hơn, chuyển sang dạng lỏng đi kèm chất dịch màu đỏ.

Giai đoạn mà chó cái chấp nhận cho chó được giao phối thường song song với giai đoạn phân của chúng bị biến đổi.

Bạn cũng có thể thấy rằng lượng nước tiểu của chó cái sẽ ít đi nhưng tần suất đi tiểu lại tăng lên.

Nước tiểu có chứa pheromone lẫn hormone và cả hai chất này đều truyền đi thông điệp cho bất kỳ con chó đực nào là “chó cái đã sẵn sàng cho chuyện đó rồi”.


Chó giao phối như thế nào liên quan đến chu kỳ động dục


Chó giao phối như thế nào

Mỗi con chó sẽ có một chu kỳ động dục khác nhau, nhưng trung bình chu kỳ động dục của loài chó sẽ kéo dài từ 2 – 3 tuần.

Chu kỳ động dục bắt đầu bằng việc chó bị sưng âm hộ hoặc tiết dịch âm đạo và kết thúc khi chúng hết tiết dịch âm đạo hoặc kích thước âm hộ đã trở lại bình thường.


Làm cách nào để biết được thời điểm tốt nhất cho chó giao phối?


Điều này không đơn giản chút nào. Hầu hết chó cái đều rụng trứng và thụ tinh vào khoảng ngày thứ 11 của chu kỳ.

Dịch mà chúng tiết ra trong giai đoạn này thường ít máu (dịch có màu giống màu cá hồi) và con cái sẽ chủ động tìm kiếm con đực.

Chó cái sẽ chủ động thực hiện những tư thế thích hợp để chó đực giao phối. Tuy nhiên, trứng của chó cái có thể rụng sớm hoặc muộn trong chu kỳ động dục.


Có loại xét nghiệm nào giúp xác định thời điểm giao phối của chó hay không?


Chó giao phối như thế nào

Có. Hai loại xét nghiệm mà bác sĩ thú y có thể thực hiện để xác định thời điểm giao phối của chó là:

Xét nghiệm tế bào học âm đạo hoặc phết tế bào cổ tử cung: Kiểm tra âm đạo bằng kính hiển vi có thể phát hiện ra những thay đổi về hình dáng và số lượng tế bào trong đó.

Kỹ thuật này đã được sử dụng trong nhiều năm và có độ tin cậy cao. Đây là xét nghiệm không xâm lấn và không gây khó chịu cho chó cái.

Hầu hết việc phết tế bào cổ tử cung sẽ được thực hiện trong vài ngày thì mới có thể phát hiện ra sự thay đổi của các tế bào, từ đó dự đoán được thời điểm rụng trứng và thời điểm phối giống tốt nhất cho chó cái.

Xét nghiệm progesterone: Phương pháp này sẽ đo mức progesterone trong máu của chó cái. Đây là thí nghiệm nổi tiếng về độ chính xác và khá phổ biến.

Một số loại vật nuôi sẽ cần được xét nghiệm progesterone trong nhiều ngày để có thể dự đoán thời điểm rụng trứng một cách chính xác.

Một số bác sĩ thú y sẽ xét nghiệm hormone LH thay cho xét nghiệm progesterone.

Hãy thảo luận với bác sĩ thú y để lựa chọn những cách xét nghiệm khác nhau và xem cách nào đem lại hiệu quả tốt nhất cho thú cưng của bạn.

Bác sĩ thú y có thể thực hiện cả hai loại xét nghiệm tại phòng khám, nhưng việc gửi mẫu tới phòng thí nghiệm sẽ cho kết quả chính xác hơn.

Xét nghiệm progesterone huyết thanh sẽ xác định thời điểm giao phối rất chính xác và nó đặc biệt hữu ích với những con cái có tiền sử giao phối thất bại hoặc với những con cái sống rất xa con đực.


Chó giao phối như thế nào để thành công?


Chó giao phối như thế nào

Điều đáng ngạc nhiên là chó đực sẽ nhạy cảm và căng thẳng hơn chó cái trong quá trình giao phối.

Tỷ lệ chó giao phối thành công sẽ cao hơn khi chó đực được giao phối ở “sân nhà” của chúng. Vì vậy, chó cái thường được đưa đến chỗ chó đực để giao phối.

Thời điểm giao phối là thời điểm cực kỳ quan trọng. Bạn nên kiểm tra chó cái để xác định được ngày phối giống tối ưu nhất cho chúng.

Đối với hầu hết chó cái, thời gian phối giống tốt nhất là giữa ngày động dục thứ 10 và 14.

Tuy nhiên, một số con chó cái sẽ rụng trứng sớm (vào ngày thứ 3 hoặc thứ 4 của chu kỳ) hoặc muộn (muộn nhất là vào ngày thứ 18).

Xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm tế bào âm đạo sẽ giúp bạn xác định được thời gian phối giống phù hợp nhất cho chó cái.

Thông thường, bạn thuê dịch vụ để sắp xếp hai lần phối giống cho chó, mỗi lần thường cách nhau 24 hoặc 48 giờ. Hãy kiểm tra thông tin chi tiết với bên cung cấp dịch vụ (bên sở hữu chó đực).

Ngoài ra, hãy nhớ hỏi xem nếu chó cái không mang thai thì bạn có được đền bù hoặc được bảo đảm gì hay không.

Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã hiểu được những thông tin liên quan đến chó giao phối như thế nào và làm sao để chó cái có thể đậu thai dễ dàng hơn. Chúc bạn sẽ có đàn chó con khỏe mạnh và năng động!

XEM THÊM BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ:


? Gọi 0707.76.07.96 Để Mua Đồ Ăn – Phụ Kiện Thú Cưng Giá Rẻ

? Tư vấn trực tuyến tại: m.me/PetShopSaigon.vn

Pet Shop Sài Gòn là cửa hàng cung cấp thức ăn và phụ kiện thú cưng hàng đầu tại TP.HCM.

Với hơn 1000 sản phẩm dành cho thú cưng nhập khẩu chính hãng, shop là nơi mua hàng tin cậy của tín đồ yêu chó mèo tại Việt Nam.

Shop cho chó: https://petshopsaigon.vn/shop-cho-cho

Shop cho mèo: https://petshopsaigon.vn/shop-cho-meo

MUA NGAY nhận ? FREE Ship ? Giảm giá SHOCK ? Quà tặng HẤP DẪN

 

Sản phẩm liên quan

Tin tức mới

Mèo bị bệnh thận phải ăn gì là tốt nhất?

Mèo bị bệnh thận phải ăn gì? Bệnh thận là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và phổ biến ở mèo, đặc biệt là mèo lớn tuổi. Khi mèo bị bệnh thận, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ ...

Xem thêm

Mèo kêu nhiều vào ban đêm: Nguyên nhân và Giải pháp

Mèo kêu nhiều vào ban đêm không chỉ là một vấn đề phiền toái mà nhiều người nuôi mèo gặp phải, mà nó còn phản ánh những nhu cầu và tình trạng sức khỏe tiềm ẩn của chúng. Tại sao mèo lại có thói quen ...

Xem thêm

Cách làm sạch răng cho mèo bài bản nhất

Cách làm sạch răng cho mèo là công việc vô cùng quan trọng khi chăm sóc các “hoàng thượng”. Chăm sóc răng miệng cho mèo không chỉ giúp mèo tránh khỏi các vấn đề về sức khỏe răng miệng mà còn giúp ...

Xem thêm

Thuốc Bổ Sung Dinh Dưỡng Cho Mèo Loại Nào Tốt Nhất?

Thuốc bổ sung dinh dưỡng cho mèo là những sản phẩm được thiết kế đặc biệt để cung cấp các dưỡng chất mà chế độ ăn uống hàng ngày của mèo có thể thiếu. Những sản phẩm này bao gồm các loại vitamin, ...

Xem thêm

Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường ở mèo hiệu quả nhất

Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường ở mèo là việc cực kỳ quan trọng khi nuôi mèo. Bệnh tiểu đường là một trong những bệnh lý nội tiết phổ biến nhất ở mèo, đặc biệt là ở những con mèo trưởng thành và mèo ...

Xem thêm

0707760796

0707760796 Zalo

Thức Ăn Phụ Kiện cho Thú Cưng Chó & Mèo

Cửa hàng bán thức ăn phụ kiện cho thú cưng tại tphcm

Petshosaigon.vn - Cửa hàng bán thức ăn quần áo phụ kiện cho thú cưng cho mèo

Bán thức ăn phụ kiện quần áo sữa tắm cho thú cưng

Thức ăn cho chó

thức ăn cho mèo

phụ kiện cho chó mèo

Thức ăn cho chó mèo

Mua thức ăn cho chó mèo tại tphcm

sữa tắm cho chó mèo

Pet shop sài gòn - cửa hàng bán phụ kiện thú cưng

mua thức ăn cho chó mèo

cửa hàng bán thức ăn phụ kiện cho chó mèo tại tphcm