Dấu hiệu mèo bị nhiễm trùng vết thương nhận biết như thế nào? Những người nuôi mèo thường đối mặt với vấn đề mèo bị thương do đánh nhau với mèo hoang hoặc các chú mèo khác trong gia đình. Các vết thương do đánh nhau thường dẫn đến nhiễm trùng và có thể trở nên rất nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Trên thực tế, mèo đực thường bị thương do đánh nhau hơn mèo cái, đặc biệt là những chú mèo đực chưa được thiến.
Những chiếc răng nanh sắc nhọn của mèo có thể dễ dàng chọc thủng da, để lại những vết thương tuy nhỏ nhưng sâu trên da. Những vết thủng này nhanh chóng được bịt lại, nhốt vi khuẩn bên dưới da (vi khuẩn từ mèo cắn), nơi chúng nhân lên một cách dễ dàng.
Đôi khi, bạn sẽ không thể phát hiện ra mèo nhiễm trùng cho đến khi chúng bị sưng tấy và đau ở vị trí bị cắn, lúc này mèo sẽ thường xuyên bị sốt. Nếu vùng da xung quanh vết thương yếu, thì túi mủ sẽ phát triển, tạo thành áp xe. Ở những vùng da khỏe hơn, chẳng hạn như cẳng chân hoặc đuôi, nhiễm trùng lây lan qua các mô và gây viêm mô tế bào, gây sưng tấy và không hình thành túi mủ.
Trong một số ít trường hợp, vết mèo cắn sẽ dẫn đến viêm khớp nhiễm trùng (nhiễm trùng khớp), viêm tủy xương (nhiễm trùng xương) hoặc viêm màng phổi (khoang ngực chứa đầy mủ).
Dấu hiệu mèo bị nhiễm trùng vết thương phân biệt như thế nào?
Vết thương do bị cắn khá nhanh lành nên thường không thể nhìn thấy hay cảm nhận, đặc biệt là trong vài ngày đầu sau khi bị cắn. Tuy nhiên, mèo có thể cảm thấy nóng và vết thương sẽ bị sưng, một vài vị trí cắn khá phổ biến là đầu, chi trước hoặc gốc đuôi. Nếu mèo bị cắn ở chân, chúng sẽ đi khập khiễng và cảm thấy đau khi di chuyển. Một số con mèo có thể hôn mê và mèo bị sốt, không những vậy, nhiều con mèo sẽ chải chuốt quá mức vùng bị thương.
Nếu bạn biết được mèo của mình đánh nhau, thì hãy đưa chúng đến phòng khám thú y ngay lập tức. Khi mèo được dùng thuốc kháng sinh trong vòng 24 giờ, thì có thể ngăn chặn được sự lây lan của vi khuẩn , ngăn ngừa nhiễm trùng và sự phát triển của áp xe. Nếu khi bạn phát hiện đã trôi qua vài ngày, thì thường mèo sẽ bị áp xe và chúng sẽ cần được điều trị y tế kỹ càng hơn.
Nếu bác sĩ thú y đã dẫn lưu ổ áp xe, thì vết thương bị hở là để dẫn lưu . Để chăm sóc vết thương cho mèo, bạn nên làm sạch vết thương 2 lần mỗi ngày trong 2 đến 3 ngày để vết thương không bị hở miệng, dùng bông gòn, gạc hoặc khăn lau và nước ấm. Nếu bạn cần dùng đến chất làm sạch da, thì bác sĩ thú y sẽ kê cho bạn.
Ngoài ra, bạn cần lưu ý rằng, chỉ sử dụng các sản phẩm được bác sĩ thú y khuyên dùng, KHÔNG ĐƯỢC sử dụng chất khử trùng có chứa phenol vì chúng sẽ khiến mèo bị ngộ độc. Không những vậy, bạn cũng không được sử dụng hydrogen peroxide (oxy già) để làm sạch áp xe đã được dẫn lưu, vì chất này sẽ làm chậm quá trình lành của vết thương, thậm chí còn khiến vết thương trở nên trầm trọng hơn.
Nếu được điều trị đúng cách, hầu hết các ổ áp xe sẽ lành lại trong vòng từ 5 đến 7 ngày. Các vết sưng liên quan đến viêm mô tế bào sẽ mất nhiều thời gian hơn. Nếu bạn cho rằng vết thương không lành lại, thì bạn hãy đưa mèo đến phòng khám thú y để kiểm tra.
Nếu vết thương của mèo không được điều trị đúng cách, áp xe sẽ có nguy cơ bị vỡ trước khi quá trình lành vết thương bắt đầu. Trong trường hợp này, trên cơ thể mèo sẽ xuất hiện các túi mủ nhỏ. Hậu quả tương tự có thể xảy ra nếu bạn không cho mèo uống thuốc đầy đủ và duy trì dẫn lưu.
Nếu vết thương bị nhiễm trùng không lành trong vòng vài ngày sau khi điều trị, bác sĩ thú y có thể sẽ cho mèo thực hiện vài xét nghiệm để xác định xem còn nguyên nhân nào không. Một số loại vi-rút, chẳng hạn như vi-rút gây suy giảm miễn dịch ở mèo (FIV) và vi-rút gây bệnh bạch cầu ở mèo (FeLV), sẽ ức chế hệ miễn dịch và làm phức tạp quá trình phục hồi sau khi mèo bị nhiễm trùng. Xét nghiệm máu có thể chẩn đoán được các bệnh nhiễm virus.
Vết thương chảy dịch dai dẳng chỉ ra rằng có vật lạ (ví dụ như răng bị gãy, móng vuốt hoặc đất) trong vết thương, vậy nên có thể mèo sẽ cần phải phẫu thuật để kiểm tra. Ngoài ra, điều này còn nói lên rằng có thể có sự xuất hiện của một tác nhân gây lây nhiễm bất thường, trong trường hợp, có thể mèo sẽ cần làm sinh thiết để nuôi cấy và thực hiện thêm vài xét nghiệm khác.
Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quát nhất về dấu hiệu mèo bị nhiễm trùng vết thương và những cách xử trí nhanh nhất rồi nhé. Quan trọng nhất là bạn nên đưa mèo đi kiểm tra bác sĩ thú y ngay khi nhận thấy các dấu hiệu mèo bị nhiễm trùng vết thương.
XEM THÊM BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Mèo bị bệnh thận phải ăn gì? Bệnh thận là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và phổ biến ở mèo, đặc biệt là mèo lớn tuổi. Khi mèo bị bệnh thận, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ ...
Xem thêmMèo kêu nhiều vào ban đêm không chỉ là một vấn đề phiền toái mà nhiều người nuôi mèo gặp phải, mà nó còn phản ánh những nhu cầu và tình trạng sức khỏe tiềm ẩn của chúng. Tại sao mèo lại có thói quen ...
Xem thêmCách làm sạch răng cho mèo là công việc vô cùng quan trọng khi chăm sóc các “hoàng thượng”. Chăm sóc răng miệng cho mèo không chỉ giúp mèo tránh khỏi các vấn đề về sức khỏe răng miệng mà còn giúp ...
Xem thêmThuốc bổ sung dinh dưỡng cho mèo là những sản phẩm được thiết kế đặc biệt để cung cấp các dưỡng chất mà chế độ ăn uống hàng ngày của mèo có thể thiếu. Những sản phẩm này bao gồm các loại vitamin, ...
Xem thêmCách phòng ngừa bệnh tiểu đường ở mèo là việc cực kỳ quan trọng khi nuôi mèo. Bệnh tiểu đường là một trong những bệnh lý nội tiết phổ biến nhất ở mèo, đặc biệt là ở những con mèo trưởng thành và mèo ...
Xem thêm