Chăm sóc một chú mèo con, bên cạnh một quá trình khá thú vị, thì bạn cũng cần có một tinh thần trách nhiệm rất lớn.
Hầu hết mọi người đều biết chăm sóc theo các cách thức cơ bản như cho ăn, cho uống và sắp xếp chỗ ngủ nghỉ cho mèo, tuy nhiên, ngoài những thứ đó, còn rất nhiều điều chúng ta cần phải quan tâm.
Vì vậy, trước khi quyết định mang một chú mèo con về nhà, thì bạn phải đảm bảo rằng bản thân thật sự am hiểu về cách chăm sóc mèo, mục đích là để cung cấp cho chúng môi trường sống tốt nhất và giúp chúng tìm được nhiều niềm vui.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ, tiêm phòng, sàng lọc và phòng ngừa ký sinh trùng, cũng như kiểm tra khả năng sinh sản,…, tất cả đều rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của thú cưng.
Nhưng mà, liệu bạn có biết, sức khỏe răng miệng của mèo con cũng đóng một vai trò quan trọng không kém không? Hơn một nửa số mèo trên ba tuổi bị bệnh răng miệng.
Mèo cũng có một số vấn đề về răng miệng giống như chó, nhưng mà, khác ở chỗ, chăm sóc răng miệng cho mèo thì bạn cần kỹ lưỡng hơn rất nhiều.
Bài viết này sẽ tập trung vào cách chăm sóc răng miệng cho mèo con, bao gồm:
Mèo, cũng giống như con người, chúng có hai bộ răng trong cả cuộc đời.
Bộ răng đầu tiên của mèo con, được gọi là răng sữa, răng tạm thời, và bộ răng sau đó là răng vĩnh viễn, hoặc có thể gọi là răng trưởng thành.
Khi mèo con vừa sinh ra, bạn sẽ không thể nhìn thấy răng của chúng.
Khi chúng được khoảng ba tuần tuổi, thì răng của mèo con sẽ bắt đầu mọc.
Đến bốn tháng tuổi, mèo của bạn sẽ có tất cả 26 chiếc răng sữa, lúc này bạn có thể nhìn thấy rõ hơn.
Còn khi mèo được khoảng 6 đến 7 tháng tuổi, thì chúng sẽ có tất cả 30 cái răng vĩnh viễn.
Trước khi răng trưởng thành nhú lên khỏi nướu, thì chúng sẽ bắt đầu hình thành mầm răng, mọc ở hàm trên và hàm dưới.
Khi răng trưởng thành phát triển, chúng sẽ bắt đầu ép vào chân răng sữa, và sau đó mọi thứ sẽ trở nên phức tạp hơn một chút.
Quá trình mọc răng thường sẽ bắt đầu khi mèo được khoảng 11 đến 12 tuần tuổi.
Trong thời gian này, mèo con có thể bị chảy nước dãi, khó ăn và thậm chí có thể hơi cáu kỉnh. Hầu hết mèo con sẽ muốn nhai đồ vật.
Vào thời điểm này, trong hơi thở của mèo cũng sẽ có mùi đặc trưng.
Việc miệng của mèo có mùi là điều bình thường và mùi sẽ giảm dần sau khi quá trình mọc răng kết thúc.
Khi mèo con khoảng 6 đến 7 tháng tuổi, thì sẽ mọc răng trưởng thành.
Đôi khi, răng sữa của mèo con sẽ không rụng, mà sẽ nằm chiếm chỗ của răng trưởng thành.
Khi răng sữa của mèo con không rụng, và nằm chiếm chỗ của răng trưởng thành, thì những cái răng này sẽ được gọi là răng sữa còn sót lại.
Nếu trong miệng mèo có những cái răng sữa còn sót này, thì bạn nên đưa mèo đi nhổ răng, tránh để mèo gặp các vấn đề về răng miệng khác.
Khi răng sữa và răng vĩnh viễn cùng chiếm chỗ, thì hàng răng kép này sẽ làm đầy miệng và thức ăn sẽ bị mắc kẹt giữa các răng.
Thức ăn bị mắc kẹt có thể gây ra bệnh nha chu, nhiễm trùng mô,…
Ngoài ra, khi mèo có bộ răng kép, điều này cũng có nghĩa là mèo sẽ có bộ chân răng kép.
Bên cạnh đó, điều này cũng sẽ ngăn cản sự phát triển bình thường của ổ răng.
Cuối cùng là nướu xung quanh răng sẽ bị ăn mòn. Những cái răng sữa còn sót lại, nên được nhổ bỏ để tránh các vấn đề về răng miệng.
Lúc mèo còn nhỏ, bạn nên tập cho chúng đánh răng, đừng nên đợi lúc chúng lớn rồi mới tập, vì lúc nào sẽ khó hơn rất nhiều.
Bạn phải sử dụng bàn chải đánh răng và kem đánh răng dành cho mèo.
Bạn không được sử dụng kem đánh răng của con người để đánh răng cho mèo.
Kem đánh răng dành cho mèo có khá nhiều mùi, có cả mùi cá ngừ và mùi gà nữa đấy!
Bạn hãy tìm một mùi kem đánh răng mà mèo thích và cố gắng đánh răng cho chúng ít nhất ba lần một tuần, bạn có thể đánh răng cho chúng nhiều hơn, nếu mèo của bạn cho phép!
Khi mèo con lớn hơn một chút, chúng có thể sẽ không chịu đánh răng.
Một số loài động vật, đặc biệt là những con có nướu mềm, sẽ không thể chịu được việc đánh răng nhưng lại có thể dùng khăn lau nha khoa hoặc miếng dán nha khoa.
Khăn lau nha khoa, nước súc miệng và miếng dán nha khoa, có thể làm sạch các mảng bám bám trên bề mặt răng.
Tuy nhiên, những thứ này không thể loại bỏ thức ăn thừa ra khỏi hốc nướu, nhưng nếu chỉ cần làm sạch răng, thì đây là những lựa chọn khá tốt dành cho mèo của bạn.
Những sản phẩm này sẽ phát huy tác dụng tốt nhất khi được dùng hàng ngày.
Phương pháp điều trị này không thể thay thế cho việc đánh răng, tuy nhiên, khi mèo con mọc răng trưởng thành, nếu chúng nhai hàng ngày thì cũng sẽ có được một số lợi ích nhất định.
Việc nhai có thể làm giảm đáng kể mảng bám và cao răng lên đến 69%.
Greenies là một lựa chọn tuyệt vời dành cho mèo của bạn.
Để tránh mèo bị tăng cân, bạn chỉ nên cho chúng ăn lượng đã được khuyến nghị.
Mục tiêu của việc chăm sóc răng miệng tại nhà cho mèo khi chúng còn nhỏ là để ngăn ngừa bệnh nha chu khi chúng lớn lên.
Đôi khi, bạn cũng cần đưa mèo đi gặp bác sĩ thú y, để chúng được vệ sinh răng miệng chuyên nghiệp hơn, nhưng mà khi bạn chăm sóc răng miệng hàng ngày cho mèo, thì có thể giảm được số lần đưa mèo đi gặp bác sĩ thú y.
XEM THÊM BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ:
? Gọi 0707.76.07.96 Để Mua Đồ Ăn – Phụ Kiện Thú Cưng Giá Rẻ
? Tư vấn trực tuyến tại: m.me/PetShopSaigon.vn
Pet Shop Sài Gòn là cửa hàng cung cấp thức ăn và phụ kiện thú cưng hàng đầu tại TP.HCM.
Với hơn 1000 sản phẩm dành cho thú cưng nhập khẩu chính hãng, shop là nơi mua hàng tin cậy của tín đồ yêu chó mèo tại Việt Nam.
✅ Shop cho chó: https://petshopsaigon.vn/shop-cho-cho
✅ Shop cho mèo: https://petshopsaigon.vn/shop-cho-meo
MUA NGAY nhận ? FREE Ship ? Giảm giá SHOCK ? Quà tặng HẤP DẪN
Mèo bị bệnh thận phải ăn gì? Bệnh thận là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và phổ biến ở mèo, đặc biệt là mèo lớn tuổi. Khi mèo bị bệnh thận, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ ...
Xem thêmMèo kêu nhiều vào ban đêm không chỉ là một vấn đề phiền toái mà nhiều người nuôi mèo gặp phải, mà nó còn phản ánh những nhu cầu và tình trạng sức khỏe tiềm ẩn của chúng. Tại sao mèo lại có thói quen ...
Xem thêmCách làm sạch răng cho mèo là công việc vô cùng quan trọng khi chăm sóc các “hoàng thượng”. Chăm sóc răng miệng cho mèo không chỉ giúp mèo tránh khỏi các vấn đề về sức khỏe răng miệng mà còn giúp ...
Xem thêmThuốc bổ sung dinh dưỡng cho mèo là những sản phẩm được thiết kế đặc biệt để cung cấp các dưỡng chất mà chế độ ăn uống hàng ngày của mèo có thể thiếu. Những sản phẩm này bao gồm các loại vitamin, ...
Xem thêmCách phòng ngừa bệnh tiểu đường ở mèo là việc cực kỳ quan trọng khi nuôi mèo. Bệnh tiểu đường là một trong những bệnh lý nội tiết phổ biến nhất ở mèo, đặc biệt là ở những con mèo trưởng thành và mèo ...
Xem thêm