Hotline bán hàng
Mua hàng
Thời gian 8h00-21h30
Giao hàng toàn quốc
Nhận hàng 2-4 ngày

Mèo con sinh non: Cách nhận biết và tỉ lệ sóng sót

10852 lượt xem

Chăm sóc mèo con sinh non rất khó khăn và tốn thời gian — mèo con sinh sẽ cần được chú y nhiều hơn mèo sinh bình thường. Cho dù bạn có quan tâm đến chúng như thế nào, cũng không có gì có thể đảm bảo rằng cơ thể chúng sẽ đủ khỏe để tồn tại bên ngoài bụng mẹ.

Nếu bạn nghĩ rằng con mèo đang mang thai đang chuyển dạ sinh non hoặc nếu nó đã sinh ra những chú mèo con thiếu cân, thì hãy đọc tiếp bài viết này. Chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc mèo con sinh non, từ việc điều chỉnh nhiệt độ cơ thể cho đến việc cho mèo uống sữa. Chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận về nguyên nhân sinh non và các dấu hiệu cho thấy mèo con sinh non nếu bạn thấy một con mèo bị bỏ rơi.


Nguyên nhân mèo con sinh non


Thời gian mang thai trung bình của mèo là từ 61 ngày đến 69 ngày, tuy nhiên, không phải chú mèo nào cũng sinh đúng thời điểm như vậy. Hầu hết mọi bác sĩ thú y đều coi mèo sinh dưới 61 ngày là sinh non.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến mèo chuyển dạ sớm, tuy nhiên, thông thường sẽ được chia thành bốn nhóm chính: bệnh tật, chấn thương, căng thẳng và thiếu hụt nội tiết tố, dinh dưỡng. Dưới đây là một số lý do phổ biến nhất khiến mèo chuyển dạ sớm.

  • Suy dinh dưỡng: do ăn uống không điều độ, khả năng thấp thụ kép hoặc mèo đang bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột.
  • Chấn thương: những chấn thương nhỏ đôi khi cũng có thể gây ra các cơn co thắt và dẫn đến sinh non.
  • Nồng độ hormone thấp: đặc biệt là sự sụt giảm đột ngột của progesterone hoặc hormone tuyến giáp
  • Căng thẳng do yếu tố bên ngoài: do sự thay đổi trong phong cách sống hàng ngày.
  • Nhiễm trùng: nhiễm virus hoặc vi khuẩn trong khi mang thai
  • Bệnh: đặc biệt là bệnh herpesvirus ở mèo và bệnh Lyme
  • Thai chết: một hoặc nhiều mèo con chết trong tử cung

Mèo con sinh non


Cách nhận biết mèo con sinh non


Cho dù mèo của bạn có mang thai hay không, thì bạn vẫn nên làm quen với các dấu hiệu nhận biết mèo sinh non. Hiểu được những điều này thì bạn có thể cứu giúp một mạng sống bị bỏ rơi. Nếu bạn thấy một chú mèo con có một hoặc nhiều triệu chứng dưới đây, thì khả năng cao là chúng sinh non.

Mèo con có thể là mèo sinh non nếu chúng:

  • Nặng dưới 87gram
  • Không thể di chuyển hoặc xoay người
  • Gặp khó khăn khi bú hoặc không thể bú
  • Có một lớp lông mỏng hoặc không có lông
  • Cơ thể nhỏ bất thường
  • Da nhăn nheo

Tỷ lệ sống sót của mèo con sinh non là bao nhiêu?


Nếu bạn đang phải chăm sóc mèo sinh non, thì hẳn là bạn đã có lần tự hỏi, “Liệu những con mèo con sinh non có thể sống sót tới lớn không?” Câu trả lời phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả việc mèo con được sinh sớm như thế nào, chúng có thể bú mẹ hay không và lượng chất hoạt động bề mặt có trong phổi của chúng.

Sinh sớm 10 ngày có thể không phải là vấn đề lớn đối mèo sơ sinh, tuy nhiên cũng gây ra nhiều bất lợi về mặt sức khỏe cho mèo. Thứ nhất, những chú mèo sinh non này có thể không đủ khỏe để bú mẹ, do đó chúng sẽ yếu đi nhanh chóng do mất nước và chất điện giải.

Mèo ở độ tuổi này có thể không có đủ độ ẩm bên trong phổi, vì thế chúng sẽ gặp khó khăn khi thở vì mức oxy thấp. Mèo con sinh non với phổi kém phát triển sẽ cần được điều trị thú y ngay lập tức, bác sĩ thú y có thể cho chúng dùng liệu pháp corticosteriod để tăng cơ hội sống sót cho mèo.

Theo Trung tâm Thú y Hoa Kỳ , tỷ lệ sống sót của mèo con sinh non rất thấp. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể giúp chúng khỏe mạnh trở lại bằng sự siêng năng và cần mẫn ngày đêm. Nhưng có một sự thật đáng buồn đó là ngay cả khi bạn là người chuyên nghiệp và tuân theo quy trình chuẩn, thì vẫn không có gì đảm bảo rằng mèo sinh non có thể sống sót sau vài ngày.

Mèo con sinh non


Cách chăm sóc mèo con sinh non


Chăm sóc mèo con sinh non là một công việc khó khăn và cần nhiều trách nhiệm, bạn cần hết sức cẩn thận trong quá trình chăm sóc, phải đảm bảo rằng mèo được giữ ấm và ăn uống đầy đủ. Dưới đây là một số điều bạn cần làm để gia tăng khả năng sống sót của mèo con.

Làm ổ cho mèo mẹ

Đầu tiên, bạn cần tạo ra một không gian an toàn cho mèo mẹ và các con của nó. Bạn có thể dùng hộp giấy và lót hộp bằng khăn, chăn để làm ấm không gian cho mèo. Ngoài ra, bạn cũng cần thường xuyên giặt giũ và thay bộ đồ giường của mèo, giữ khu vực mèo ở không có vi khuẩn và phân.

Sử dụng các kỹ thuật làm ấm trong vài giờ

Mèo con mới sinh không thể tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và điều này càng trở nên khó khăn hơn khi mèo con sinh non. Bạn sẽ cần hỗ trợ làm ấm mèo trong vài tuần đầu đời của chúng.

Bạn có thể quấn chăn quanh chai nước nóng hoặc sử dụng đệm sưởi, sau đó đặt vào hộp để giữ nhiệt cho cơ thể của mèo con. Đảm bảo rằng bình sữa hoặc miếng lót được đặt chắc chắn để mèo con không thể tiếp xúc trực tiếp.

Phạm vi nhiệt độ cơ thể lý tưởng của mèo con sẽ thay đổi tùy theo độ tuổi của chúng:

  • Sơ sinh đến 1 tuần tuổi: 35 đến 37 độ C
  • 2 đến 3 tuần tuổi: 36 đến 38 độ C
  • 4 tuần: 38 đến 39 độ C

Để giúp mèo con duy trì nhiệt độ cơ thể thích hợp, bạn cần giữ nhiệt độ ở chỗ ở của mèo nằm trong khoảng từ 29 đến 32 độ C trong tuần đầu tiên. Nếu mèo con của bạn có mẹ hoặc là một phần của một lứa lớn, bạn có thể điều chỉnh vì mèo con sẽ được mèo mẹ cung cấp hơi ấm. Khi mèo con lớn lên, bạn có thể giảm dần nhiệt độ của hộp.

Cho mèo con ăn

Mèo con sinh non hầu như không đủ khỏe để bú mẹ lúc chào đời, vì vậy bạn sẽ cần cho chúng bú bình một thời gian. Bạn cần chọn một loại sữa thay thế phù hợp cho mèo, chẳng hạn như sữa non của bò – loại này có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch của mèo con. Sữa non đậm đặc chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và giàu kháng thể chống vi trùng.

Không những vậy, bạn cũng cần tuân theo một lịch trình cho ăn nghiêm ngặt. Trong tuần đầu tiên, mèo con nên được ăn mỗi 1 đến 2 giờ một lần, suốt ngày đêm. Khi mèo con lớn hơn, dạ dày của chúng sẽ to ra và chúng sẽ ăn nhiều hơn khi bú, vậy nên thời gian giữa các lần bú sẽ dài hơn.

Khi cho mèo bú, bạn cần chú ý để kỹ thuật, vì nếu làm không đúng cách, thì mèo có thể sẽ bị viêm phổi. Không được cho mèo con bú khi đang nằm ngửa, hoặc ấn mạnh bình sữa để sữa chảy ra nhanh hơn – những điều này có thể khiến sữa lọt vào phổi của mèo con. Thay vào đó, bạn hãy cho mèo con ăn no và để mèo uống một cách tự nhiên.

Khuyến khích mèo sử dụng nhà tắm

Tất cả mèo con mới sinh đều cần được hỗ trợ đi vệ sinh. Thông thường, mèo mẹ sẽ kích thích thói quen đi vệ sinh ở trẻ, nhưng nếu mèo mẹ không thể thì bạn phải trực tiếp làm. Đầu tiên, bạn sẽ làm ẩm một chiếc khăn mềm bằng nước ấm và nhẹ nhàng lau khắp khu vực sinh dục của mèo con để làm sạch. Bạn sẽ cần làm điều này vài lần mỗi ngày cho đến khi mèo con trở nên độc lập hơn.

Ghi chép

Chúng tôi khuyên bạn nên ghi lại cân nặng của mèo con và tần suất ăn của mèo hàng ngày. Ngoài ra, bạn cũng cần ghi lại thói quen đi vệ sinh hàng ngày của mèo con. Thông tin này sẽ giúp ích cho bác sĩ thú y trong việc chẩn đoán cho mèo (khi mèo con bắt đầu suy giảm).

Mèo con sinh non


Khi nèo nên đưa mèo con sinh non đến thú y


Mèo con sinh non cần được đưa đến phòng khám thú y trong vòng hai tuần đầu đời để đảm bảo chúng đang phát triển bình thường. Tuy nhiên, việc vận chuyển một bé mèo yếu ớt như vậy sẽ gặp nhiều khó khăn, vì thế trong quá trình di chuyển, bạn cần giữ ấm cho mèo và cho chúng ăn uống đầy đủ. Bạn nên chuẩn bị một cái hộp các tông, chăn ấm và một chai nước nóng để giữ cho thú cưng luôn ở nhiệt độ ổn định. Ngoài ra, bạn nên chuẩn bị thêm một vài bình sữa mang theo, đặt báo thức trên điện thoại để không bỏ lỡ thời gian bú bình của mèo.

Tốt nhất, bạn đừng trì hoãn việc tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ thú y nếu mèo con có hành động bất thường hoặc có dấu hiệu cần được cấp cứu. Hãy lập tức đưa thẳng mèo đến phòng khám thú y nếu

mèo của bạn:

  • Khó thở
  • Không đi vệ sinh
  • Lờ đờ
  • Không chịu bú bình
  • Không tăng cân

Hy vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin cần thiết cho bạn trong trường hợp cần phải chăm sóc mèo con sinh non nhé!

XEM THÊM BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ:

 

Sản phẩm liên quan

Tin tức mới

Đuôi mèo hình dấu hỏi mang ý nghĩa gì?

Đuôi mèo dấu hỏi có bao giờ làm bạn bất ngờ? Bạn đã bao giờ thấy đuôi mèo hình dấu hỏi chưa? Đuôi của mèo sẽ dựng đứng và có một đường cong ở cuối đuôi – đây hẳn là một cảnh tượng rất kỳ lạ. Nếu bạn ...

Xem thêm

Cách chăm sóc vết thương hở cho mèo

Vết thương là những tổn thương trên da hoặc các mô bên dưới da. Nó có thể là vết thương hở, chẳng hạn như các vết cắt, hoặc vết thương kín, chẳng hạn như vết dập hoặc vết bầm ...

Xem thêm

Dấu hiệu mèo bị sốt phát hiện như thế nào?

Dấu hiệu mèo bị sốt làm sao để nhận biết? Con mèo của bạn có đang bị sốt không? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến một vài dấu hiệu phổ biến nhất giúp bạn phát hiện điều này. Sau khi cùng ...

Xem thêm

Tai mèo nóng có sao không? Xử trí như thế nào?

Tai mèo nóng có sao không? Khi ôm mèo, bạn có thể cảm nhận được đôi tai nhỏ của chúng khá nóng, mèo là loài nổi tiếng với việc che giấu bệnh và sự đau đớn; vì vậy, có lẽ bạn sẽ thắc mắc liệu tai mèo ...

Xem thêm

Tai mèo bị chảy mủ: Nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị

Tai mèo bị chảy mủ sẽ làm cho nhiều người nuôi hoảng hốt và không biết nguyên nhân đến từ đâu. Mời bạn đọc ngay bài viết này để hiểu rõ hơn về tình trạng tai mèo bị chảy mủ ...

Xem thêm

0707760796

0707760796 Zalo

Thức Ăn Phụ Kiện cho Thú Cưng Chó & Mèo

Cửa hàng bán thức ăn phụ kiện cho thú cưng tại tphcm

Petshosaigon.vn - Cửa hàng bán thức ăn quần áo phụ kiện cho thú cưng cho mèo

Bán thức ăn phụ kiện quần áo sữa tắm cho thú cưng

Thức ăn cho chó

thức ăn cho mèo

phụ kiện cho chó mèo

Thức ăn cho chó mèo

Mua thức ăn cho chó mèo tại tphcm

sữa tắm cho chó mèo

Pet shop sài gòn - cửa hàng bán phụ kiện thú cưng

mua thức ăn cho chó mèo

cửa hàng bán thức ăn phụ kiện cho chó mèo tại tphcm