Hotline bán hàng
Mua hàng
Thời gian 8h00-21h30
Giao hàng toàn quốc
Nhận hàng 2-4 ngày

Những điều không nên làm với chó con bạn cần biết

8320 lượt xem

Những điều không nên làm với chó con nào bạn cần phải lưu ý? Sự xuất hiện của một chú chó con mới có thể là một điều vô cùng thú vị.

Nhưng nếu người nuôi không có kiến thức cơ bản về những điều nên và không nên làm khi nuôi chó con thì mọi thứ có thể trở nên tồi tệ nhanh chóng.

Đi vệ sinh bừa bãi, cắn xé đồ đạc, phá phách, sủa và các hành vi đáng lo ngại khác có thể nhanh chóng biến những cảm giác tốt đẹp đó thành sự thất vọng và thậm chí là hối hận.

Bằng cách tránh những lỗi phổ biến nhất sau đây, việc nuôi chó con của bạn sẽ thành công tốt đẹp.

Dưới đây là 14 những điều không nên làm với chó con.


Đưa chó con về nhà quá sớm


Những điều không nên làm với chó con

Chó con ở gần mẹ sẽ học được rất nhiều thứ từ chó mẹ, nên tách chó con quá sớm sẽ không tốt.

Đây là một lỗi rất NGHIÊM TRỌNG. Trong tám tuần đầu tiên của cuộc đời, chó con sẽ được mẹ chăm sóc và học các kỹ năng xã hội vô giá từ những người bạn cùng lứa.

Thật không may, một số nhà phối giống tách chó con ra quá sớm; và điều này làm việc học hỏi của chó con bị ngắt quãng, gây ra những vấn đề về sau này.

Chó con bị tách ra khỏi mẹ quá sớm (trước tám tuần tuổi) thường gặp phải các vấn đề về tâm lý và hành vi.

Chúng có thể trở nên lém lỉnh đối với người lạ và sợ hãi đối với những con chó khác.

Tránh các vấn đề suốt đời bằng cách chọn một con chó con đã ở với mẹ và bạn cùng lứa ít nhất tám tuần — hoặc tốt hơn là 12 tuần tuổi.

XEM THÊM:


Không huấn luyện chó con những lệnh cơ bản ngay lập tức


Một chú chó con tám tuần tuổi hoàn toàn có khả năng học các lệnh cơ bản như vâng lời ngay từ khi chúng bước vào nhà của bạn.

Điều kỳ lạ là nhiều người không nhận ra điều này – họ nghĩ rằng việc duy nhất cần huấn luyện chó là đi vệ sinh trong nhà. Đây cũng chính là một trong những điều không nên làm với chó con.

Điều này là không đúng! Bằng cách bắt đầu dạy chó các lệnh giản như ngồi, nằm xuống, ở lại và đến đây, bạn sẽ giúp chúng tập trung hơn, đặc biệt sự nhiệt tình là thứ rất quan trọng đối với những con thú cưng ngoan ngoãn.

Hãy bắt đầu huấn luyện chó ngay lập tức, ngay từ những ngày đầu tiên!

XEM THÊM:


Không thể huấn luyện chó con đi vệ sinh đúng chỗ


Những điều không nên làm với chó con

Bạn nên dạy chó đi vệ sinh ngay từ khi còn nhỏ để việc huấn luyện hiệu quả hơn.

Chó là loài động vật thích những nơi kín đáo để ăn uống hoặc nghỉ ngơi. Chó sẽ không làm bẩn khu vực ngủ hoặc ăn của chúng và trên thực tế, chuồng là một nơi tuyệt vời để nuôi chó con vì chó sẽ có thể ăn uống thoải mái, tránh xa các vật nuôi khác, trẻ em hoặc những thứ làm chúng sợ hãi.

Hãy chọn chiếc chuồng nhựa vì chúng mang lại cảm giác an toàn, ấm cúng hơn so với chuồng sắt.

Chuồng phải đủ cao để chó con có thể đứng và đủ dài để chúng có thể xoay người. Nếu chuồng quá lớn thì chó con có thể đi vệ sinh ở phía sau và nằm xuống phía trước.

Chỉ cho chó ăn và ngủ trong chuồng. Khi bạn không thể ở bên chó, chó nên được ở cùng người khác hoặc ở trong chuồng.

Mặc dù chó có thể ngủ qua đêm trong cũi, nhưng tốt nhất không nên để chúng trong đó lâu hơn sáu giờ qua đêm, hoặc hơn bốn giờ liên tục trong ngày.

XEM THÊM:


Để chó con độc lập quá sớm


Chó con luôn tò mò về môi trường sống của chúng. Nhưng nếu bạn cho phép chó đi lang thang trong nhà mà không có người giám sát, chắc chắn chúng sẽ gây ra một số vấn đề.

Đi vệ sinh không đúng nơi quy định, cắn phá đồ đạc, thậm chí là bỏ trốn hoặc bị thương.

Mọi “tai nạn” trong nhà do thiếu sự giám sát đều khiến nỗ lực huấn luyện chó của bạn thất bại.

Trong những điều không nên làm với chó con, hãy ngăn chặn điều này bằng cách đảm bảo rằng chú chó con mới của bạn luôn ở cùng bạn, ở trong chuồng của chúng hoặc trong khu vực có hàng rào bao quanh.

Chỉ khi việc huấn luyện chó bắt đầu có hiệu quả thì bạn mới nên bắt đầu cho chó độc lập dần.


Cho chó con ăn quá nhiều


Những điều không nên làm với chó con

Ăn quá nhiều sẽ khiến cho chó dễ bị béo phì.

Để thức ăn cho chó trong cả ngày là một sai lầm. Điều này sẽ làm việc thiết lập lịch trình đi vệ sinh cố định của chó kém hiệu quả hơn; ăn nhiều sẽ làm chó đi vệ sinh nhiều hơn.

Bằng cách cho chó ăn vào những thời điểm cụ thể, bạn sẽ “đồng bộ hóa” hệ thống của chúng và làm cho việc huấn luyện đi vệ sinh dễ dàng hơn.

Cuối cùng, cho ăn vào những thời điểm chính xác có thể cho phép bạn biết chính xác lượng thức ăn mà chó đang ăn, vì vậy bạn có thể điều chỉnh lượng thức ăn của chó.

Những người cho chó con ăn tự do không theo bữa không bao giờ thực sự biết được chó đã ăn bao nhiêu ăn, bởi vì thức ăn tiếp tục được thêm vào bát chó suốt cả ngày.

XEM THÊM:


Dí mặt chó con vào “bãi chiến trường” của chúng


Đây cũng là một trong những điều không nên làm với chó con mà bất kì ai trong chúng ta khi tức giận cũng sẽ mắc phải.

Một con chó con mười tuần tuổi không hiểu bạn đang dạy nó cái gì khi bạn cứ dí mũi chúng vào phân, ngoài việc bạn dường như nổi điên lên mỗi khi nó đi vệ sinh bừa bãi.

Điều này sẽ chỉ làm chó thêm sợ hãi việc đi vệ sinh, khiến chúng phải đi vệ sinh ở những nơi khuất tầm nhìn, chẳng hạn như tủ quần áo.

Thay vào đó, hãy huấn luyện chó con đúng cách để giải quyết vấn đề này.

Nếu bạn bắt gặp chó đang đi vệ sinh bừa bãi, bạn chỉ cần vỗ tay vài lần trong khi nói “AAH-AHH !!” sau đó đưa chó đến vị trí thích hợp để chúng đi vệ sinh. (Đừng quên xử lý khu vực này bằng chất khử mùi hôi.)


Lặp lại các lệnh huấn luyện quá nhiều


Những điều không nên làm với chó con

Bạn nên huấn luyện chó từng lệnh một để chó dễ dàng tiếp thu hơn.

Sau khi chó con học được một lệnh thì đừng lặp đi lặp lại lệnh đó quá nhiều khi ra lệnh cho chó.

Làm như vậy có nghĩa là chó sẽ đợi bạn nói điều đó tới năm lần thay vì một lần rồi chúng mới thực hiện. Bạn chỉ nên nói một lần rồi đợi một hoặc hai giây.

Nếu chó con không ngồi có nghĩa là bạn đã không dạy chó hiệu quả hoặc đơn giản là chó ngó lơ bạn.

Hãy nhẹ nhàng nói “không” với chó, đưa chó đến một chỗ khác và ra lệnh lại cho chó. Khi chó vâng lời, hãy thưởng cho chúng!


Chửi mắng khi chó con mắc lỗi lầm


Bạn thấy một đống lộn xộn trong hành lang, và không biết đã xảy ra chuyện gì, khi nào? Rồi chó của bạn xông ra, vẫy đuôi nhưng bạn lại hét vào mặt chúng vì đã phá phách mọi thứ.

Câu chuyện này có vấn đề gì sao? Rất nhiều. Chó (đặc biệt là chó con) nhận thức kém về thời gian và chúng sẽ chẳng hiểu việc mình bị trừng phạt vì điều gì đã xảy ra trước đó.

Sự tức giận của bạn sẽ khiến chúng nghĩ rằng bạn bực bội mỗi khi thấy đống phân của chúng. Do đó chúng sẽ bí mật đi vệ sinh và quên những gì bạn đã huấn luyện chúng.

Thay vào đó, đừng nói gì với chó — chó đi vệ sinh bừa bãi xong bạn mới phát hiện ra là đã quá muộn rồi.

Hãy giảm bớt sự độc lập của chúng, cho chúng vào chuồng và dọn dẹp kỹ lưỡng đống lộn xộn cho tới khi chúng đi vệ sinh đúng chỗ.


Không thiết lập thói quen cho chó con


Những điều không nên làm với chó con

Bạn cũng nên tạo nhiều thói quen cho chó con để chó dễ vâng lời bạn hơn.

Chó thích làm theo thói quen. Việc bạn biết khi nào chúng sẽ ăn, chơi, đi bộ và ngủ sẽ làm chó tự tin hơn, giảm thiểu căng thẳng và xây dựng tâm lý lành mạnh cho chúng.

Đối với chó con, điều đặc biệt quan trọng là phải thiết lập một lịch trình hiệu quả cho việc ăn uống, đi lại, đi vệ sinh và vui chơi.

Nếu không tuân thủ đúng lịch trình, chó con dễ bị nhầm lẫn và gặp phải những “tai nạn” và hậu quả sau đó có thể khiến mọi người căng thẳng.

Đặc biệt là trong sáu tháng đầu tiên, hãy lập ra một lịch trình cố định cho chó con của bạn, bao gồm thời gian cho ăn, ngủ trưa, đi vệ sinh, chơi và huấn luyện.

Dù bạn đã đặt lịch trình cho chó như thế nào thì việc tuân theo lịch trình đó sẽ giúp chó con tự tin hơn cũng như giúp chúng trưởng thành đúng cách.


Không xã hội hóa cho chó con


Tám tuần đầu đầu đời của chó con ảnh hưởng bởi bạn cùng lứa của chúng rất nhiều. Tuy nhiên, sau khi bạn đưa chó con về nhà, điều đó lại tùy thuộc vào bạn.

Xã hội hóa với con người và những con chó khác, đặc biệt là trong khoảng thời gian quan trọng từ tám tuần đến 16 tuần tuổi, là điều tối quan trọng để nuôi dạy một con chó con trưởng thành đúng cách.

Thật không may, một khi chó con về nhà, chúng thường chỉ nhìn thấy những con chó khác khi đi dạo hoặc qua cửa sổ ô tô. Điều này có thể hình thành tư duy chống đối xã hội cho chó và dễ khiến chó gây hấn.

Tiếp xúc với mọi người cũng vậy; chó con thường chỉ tiếp xúc với gia đình của chúng và hiếm khi tương tác với người khác.

Để duy trì tâm trạng vui vẻ của chó, hãy thường xuyên mời bạn bè đến nhà. Hãy để họ chơi cùng và huấn luyện chú cún cưng của bạn.

Thậm chí, hãy để chó ngủ ở nhà của một người bạn đáng tin cậy của bạn để xây dựng lòng tin cho chúng.

Đối với chó con dưới bốn tháng (đó là thời điểm hầu hết chó con đã được tiêm phòng đầy đủ), bạn có thể cho chó giao lưu với những chú chó con khỏe mạnh khác.

Bạn cũng có thể cho chó theo học tại các lớp dành cho chó con mà ở đó đảm bảo việc tiêm chủng và an toàn vệ sinh.

Hãy tránh các công viên dành cho chó cho tới khi chó nhà bạn được sáu tháng tuổi cũng như bất kỳ khu vực nào có nhiều chó hung hăng, ồn ào hoặc dễ gặp nguy hiểm.

XEM THÊM:


Phản ứng thái quá


Những điều không nên làm với chó con

Bạn tránh làm cho chó con giật mình để chó sợ và ít gần gũi với bạn.

Những con chó có thể phản ứng thái quá bất cứ khi nào có người đến hoặc đi khỏi nhà và tình trạng đó thường là do chúng học tập từ các thành viên trong gia đình – những người biểu lộ tình cảm quá mức mỗi khi đến hoặc đi khỏi nhà.

Chó sẽ trở nên kích động và sủa to bất cứ khi nào cửa được mở hoặc đóng.

Thay vào đó, bất cứ khi nào bạn rời nhà thì hãy rời đi lặng lẽ. Khi về nhà cũng vậy; đừng nói gì trong một phút cho đến khi chó con bình tĩnh hơn một chút. Sau đó hãy chào mừng và vuốt ve chó như bình thường.


An ủi chó con quá nhiều


Một trong những điều không nên làm với chó con đó chính là bạn an ủi cưn cưng quá nhiều.

Chó không hiểu những điều trừu tượng của con người như sự đồng cảm hay an ủi. Thay vào đó, chúng có thể hiểu những hành động và phản ứng đơn giản.

Ví dụ, nếu con chó con của bạn bị một con chó lớn màu trắng làm sợ hãi, chúng có thể tiếp tục liên tưởng chó trắng cùng với sự nguy hiểm.

Sự an ủi sau một trải nghiệm đáng sợ có thể có tác động tiêu cực tương tự đến chó con.

Thay vào đó, khi chú chó của bạn vừa có một trải nghiệm đáng sợ, hãy đảm bảo sự an toàn ngay lập tức cho chúng, sau đó chuyển hướng lo lắng của chúng bằng cách ra lệnh cho chúng ngồi sau đó khen ngợi hoặc cho chúng ăn đồ ăn vặt.

Chuyển hướng chó khỏi suy nghĩ sợ hãi thay vì an ủi chó sẽ dạy cho chúng sự tự tin và giảm thiểu sự ảnh hưởng của những trải nghiệm sợ hãi.


Không bảo vệ chó con khỏi những thứ nguy hiểm trong nhà


Những điều không nên làm với chó con

Nếu nuôi chó con quá nhỏ thì bạn nên để chó ở nơi ít các vật dụng nguy hiểm vì chó con khá tò mò và sẽ gây nguy hiểm nếu bạn để các vật dụng nguy hiểm gần bé.

Giày, tất, đồ lót, đồ chơi của trẻ em là những thứ mà chó của bạn có thể cắn xé. Tệ hơn nữa, hệ thống dây điện, chất tẩy rửa hoặc dung môi độc hại, cây trồng trong nhà có chất độc, hoặc thậm chí là thuốc uống của con người cũng có thể làm chó con bị thương hoặc thậm chí tử vong.

Nhiều người trong chúng ta quên rằng chó con tò mò, thích mùi hương và cần rèn luyện bộ nhá như thế nào trong khi chúng mọc răng.

Hãy bảo vệ chó con trong nhà của bạn bằng cất kỹ quần áo, đồ chơi của trẻ em, điều khiển TV và các đồ vật nguy hiểm khác khỏi tầm với của chó con.

Thay thế những thứ này bằng đồ chơi và đồ nhai cho chó. Giấu dây điện dưới thảm và đặt chậu cây cao hơn tầm với của chó con cũng là một ý kiến ​​hay.


Đánh chó con


Nếu bạn đánh chó con vì chúng thực hiện những hành vi xấu hoặc không nghe lời, bạn sẽ khiến chúng hình thành nên nỗi sợ hãi và không tin tưởng sau này.

Chúng ta là những sinh vật thông minh, vì vậy chúng ta có thể tìm ra hàng trăm cách để giải quyết vấn đề ngoài việc đánh chó để sửa chữa những hành vi xấu.

Bằng cách tránh những sai lầm kinh điển được nêu trên và trở thành một người chủ chu đáo, đáng tin cậy cho chó con, bạn sẽ vượt qua năm đầu tiên đầy thử thách cùng chó con và thuận lợi bước trên con đường đồng hành với những chú chó trưởng thành bình tĩnh, tự tin và vui vẻ.

Trong thời gian chờ đợi chó dần lớn và thực hành những điều không nên làm với chó con, hãy nhớ tận hưởng trải nghiệm có một không hai khi nuôi chó con!

XEM THÊM BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ:


? Gọi 0707.76.07.96 Để Mua Đồ Ăn – Phụ Kiện Thú Cưng Giá Rẻ

? Tư vấn trực tuyến tại: m.me/PetShopSaigon.vn

Pet Shop Sài Gòn là cửa hàng cung cấp thức ăn cho chó, thức ăn cho mèo, cát vệ sinh, sữa tắm cho chó, sữa tắm cho mèo, phụ kiện sỉ lẻ hàng đầu tại TP.HCM.

Shop cho chó: https://petshopsaigon.vn/shop-cho-cho

Shop cho mèo: https://petshopsaigon.vn/shop-cho-meo

Shop thú y: https://petshopsaigon.vn/danh-muc/shop-thu-y

MUA NGAY nhận ? FREE Ship ? Giảm giá SHOCK ? Quà tặng HẤP DẪN

 

Tin tức mới

Đuôi mèo hình dấu hỏi mang ý nghĩa gì?

Đuôi mèo dấu hỏi có bao giờ làm bạn bất ngờ? Bạn đã bao giờ thấy đuôi mèo hình dấu hỏi chưa? Đuôi của mèo sẽ dựng đứng và có một đường cong ở cuối đuôi – đây hẳn là một cảnh tượng rất kỳ lạ. Nếu bạn ...

Xem thêm

Cách chăm sóc vết thương hở cho mèo

Vết thương là những tổn thương trên da hoặc các mô bên dưới da. Nó có thể là vết thương hở, chẳng hạn như các vết cắt, hoặc vết thương kín, chẳng hạn như vết dập hoặc vết bầm ...

Xem thêm

Dấu hiệu mèo bị sốt phát hiện như thế nào?

Dấu hiệu mèo bị sốt làm sao để nhận biết? Con mèo của bạn có đang bị sốt không? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến một vài dấu hiệu phổ biến nhất giúp bạn phát hiện điều này. Sau khi cùng ...

Xem thêm

Tai mèo nóng có sao không? Xử trí như thế nào?

Tai mèo nóng có sao không? Khi ôm mèo, bạn có thể cảm nhận được đôi tai nhỏ của chúng khá nóng, mèo là loài nổi tiếng với việc che giấu bệnh và sự đau đớn; vì vậy, có lẽ bạn sẽ thắc mắc liệu tai mèo ...

Xem thêm

Tai mèo bị chảy mủ: Nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị

Tai mèo bị chảy mủ sẽ làm cho nhiều người nuôi hoảng hốt và không biết nguyên nhân đến từ đâu. Mời bạn đọc ngay bài viết này để hiểu rõ hơn về tình trạng tai mèo bị chảy mủ ...

Xem thêm

0707760796

0707760796 Zalo

Thức Ăn Phụ Kiện cho Thú Cưng Chó & Mèo

Cửa hàng bán thức ăn phụ kiện cho thú cưng tại tphcm

Petshosaigon.vn - Cửa hàng bán thức ăn quần áo phụ kiện cho thú cưng cho mèo

Bán thức ăn phụ kiện quần áo sữa tắm cho thú cưng

Thức ăn cho chó

thức ăn cho mèo

phụ kiện cho chó mèo

Thức ăn cho chó mèo

Mua thức ăn cho chó mèo tại tphcm

sữa tắm cho chó mèo

Pet shop sài gòn - cửa hàng bán phụ kiện thú cưng

mua thức ăn cho chó mèo

cửa hàng bán thức ăn phụ kiện cho chó mèo tại tphcm