Hotline bán hàng
Mua hàng
Thời gian 8h00-21h30
Giao hàng toàn quốc
Nhận hàng 2-4 ngày

Tại sao chó không thích chia sẻ với đồng loại?

5975 lượt xem

Adrienne là một người huấn luyện viên chó đã được chứng nhận, đồng thời cũng là một cựu trợ lý thú y và là tác giả của cuốn “Huấn luyện trí não cho chó”.

Nhiều chú chó sẽ không thích chia sẻ với những chú chó khác và điều này có thể gây khó chịu cho những người nuôi chó, những người nuôi chó chắc chắn muốn nhìn thấy những chú chó của họ hòa đồng, yêu thương và chia sẻ với nhau như con người vẫn làm.

Liệu trong thế giới loài chó, chia sẻ là điều không khả thi? Liệu có phải là đòi hỏi quá nhiều hay không nếu bạn muốn hai chú chó ăn cùng với nhau, và thậm chí là có thể gặm xương cùng nhau, hoặc thay phiên nhau?

Đầu tiên, điều quan trọng là cần phải làm rõ đó là không phải tất cả mọi chú chó sẽ không chia sẻ với những chú chó khác.

Có những video và báo cáo về những chú chó sẵn sàng chia sẻ thức ăn, đồ chơi và thậm chí là cả xương với những chú chó khác.

Khi hai hoặc nhiều chú chó hòa đồng với nhau như vậy, thì bạn hãy cân nhắc mặc dù mọi thứ có thể thay đổi vào một thời điểm nào đó. Bạn cần giám sát chặt chẽ đối với những thay đổi – đây là một điều bắt buộc nhé.

Tuy nhiên, thật không may, ngoại lệ luôn nhiều hơn quy tắc. Trong hầu hết các trường hợp, chó sẽ không chia sẻ với những chú chó khác. Để hiểu rõ hơn về hành vi này, bạn nên nhìn lại lịch sử quá khứ của loài chó.


Nhìn lại lịch sử


Tại sao chó không thích chia sẻ với đồng loại?

Tổ tiên của chó là loài săn mồi nên chúng thường không thich chia sẻ với đồng loại.

“Con người có thể thích chia sẻ những thứ của mình đến cho mọi người, nhưng loài răng nanh thì không như vậy”, Adam Miklosi chỉ ra trong cuốn sách ” Hành vi của chó, sự tiến hóa và nhận thức“.

Theo quan điểm thần thoại, bảo vệ thức ăn là hành vi điển hình đã được quan sát thấy trong tổ tiên của loài chó, đó là chó sói.

David Mech, người đã nghiên cứu về loài sói trong suốt mùa hè năm 1986 đến năm 1998 trên đảo Ellesmere, Canada, đã mô tả một ‘khu vực sở hữu’ xung quanh miệng của những con sói, hoặc trong một vòng tròn – một cự ly nhất định, đây là khoảng cần được tôn trọng.

Chắc chắn loài chó thuần hóa ngày nay không phải là chó sói, mà thực sự có khá nhiều điểm khác biệt giữa chó và chó sói ,tuy nhiên, chó vẫn giữ được một số đặc điểm thích nghi tiềm năng như bảo vệ tài nguyên.

Mặc dù đúng là với quá trình thuần hóa, người chăn nuôi mà sau đó là người nuôi thú cưng – hầu hết đều kiểm soát việc tiếp cận và chia thức ăn, những người nuôi chó thường phải vật lộn với việc những chú chó của họ tranh giành các nguồn tài nguyên như đồ chơi, thức ăn và xương.

Một số người nuôi chó có thể trở nên bực mình khi chú chó này của họ lấy đồ của chú chó kia, và cứ như vậy, và người nuôi chó có thể sẽ khiển trách một chú chó vì bảo vệ đồ đạc mà chống lại con đang giành đồ hoặc những con chó từ chối chia sẻ đồ đạc của mình.

Tuy nhiên, những gì xảy ra lại khác với kỳ vọng khi người nuôi chó nghĩ rằng, việc trừng phạt sẽ khiến mọi thứ tốt hơn – nhưng, không như vậy, mọi thứ có thể diễn ra theo chiều hướng xấu hơn.

Bảo vệ thức ăn, đồ vật của mình, bạn tình và không gian vật chất là những đặc điểm thích nghi cao trong môi trường tự nhiên.

Nếu ngày mai những chú chó phải tự bảo vệ mình, thì những con có bản năng tự bảo vệ sẽ có lợi thế sinh tồn và sinh sản hơn những con không có khả năng tự bảo vệ đó.


Chia sẻ với tư cách là một chú chó con


Tại sao chó không thích chia sẻ với đồng loại?

Theo bản năng, chó con thường sẽ cạnh tranh hơn khi ăn chung với các chú chó khác.

Nhiều người chăn nuôi hoặc người nuôi chó con cảm thấy rằng họ buộc phải cho chó con ăn chung một bát với niềm tin rằng điều này sẽ dạy cho chúng biết cách “chia sẻ”. Tuy nhiên, khi thực hiện cách này, chúng hoàn toàn có thể sẽ làm điều ngược lại: cạnh tranh.

Và chắc chắn là vậy rồi, những chú chó con rất vừa vặn khi ăn cùng nhau trong một cái bát lớn, nên chúng có thể thực sự không bận tâm đến việc này, nhưng khi chúng lớn lên và cuối cùng, chúng xô đẩy và lấn chiếm không gian của nhau, thì chính bản thân chúng ta đã tạo ra một mảnh đất màu mỡ cho việc cạnh tranh tiềm năng trong tương lai.

“Khi một con chó con lớn lên và trưởng thành, chú chó này sẽ liên tục vướng vào những xung đột không cần thiết – có thể là vì nó lấn chiếm vào không gian của chú chó kia và gặp phải sự phản kháng, hoặc có thể là vì nó sẽ nghĩ rằng chú chó kia sẽ ăn hoặc tấn công nó trước”, Alexandra Semyonova, giải thích trong cuốn sách, ” 100 điều đáng sợ nhất mà mọi người nói về loài chó .”

Chính vì thế, bạn nên để nhiều bát thức ăn hơn số lượng chó, để có thể ngăn ngừa các vấn đề có thể xảy ra, và cũng đồng thời tạo cơ hội cho chú chó của bạn tập thói quen ăn uống lịch sự. Những thói quen này chắc chắn sẽ có ích vào ngày mà một chú chó con mới được gửi đến nhà và cần ăn bằng bát của chúng.

Do đó, khi nói đến số lượng bát đựng thức ăn cho chó, thì nhiều hơn sẽ tốt. Khi nguồn cung quá hạn chế mà số lượng lại quá đông, nó gây ra tâm lý cạnh tranh khiến chú chó của bạn ăn nhanh hơn, đẩy những con chó con khác ra ngoài, ăn trộm và khiến những chú chó khác căng thẳng vì chúng không nhận được phần của mình.


Sự chia sẻ ở một chú chó trưởng thành


Tại sao chó không thích chia sẻ với đồng loại?

Đối với chó trưởng thành, chia sẻ với nhau sẽ ảnh hưởng đến lãnh thổ riêng của chó.

Khi một chú chó con mới đến nhà, và ở cùng với những con chó trưởng thành, thì những con chó trưởng thành đôi khi có thể hành động khiến chúng ta nghĩ đó là hành vi “bắt nạt”— những chú chó trưởng thành sẽ lấy đi đồ đạc của chó con và không cho phép chó con đến gần khi chúng đang giữ một món đồ gì đó . Chó con phải sớm học được cách tôn trọng “khu vực cá nhân” của chó trưởng thành.

Tất nhiên, không phải tất cả mọi chú chó trưởng thành đều hành động giống như vậy, tuy nhiên, vẫn có một số con làm như vậy. Alexandra Semyonova giải thích rằng đây có thể không phải là hành vi bắt nạt, mặc dù nó có vẻ trông giống như vậy, nhưng nó có thể là một quá trình nuôi dạy con cái, khi mà những chú chó trưởng thành đang cố gắng hướng dẫn những chú chó con cách tránh xung đột.

Tuy nhiên, mọi thứ có thể bắt đầu thay đổi khi con chó con trưởng thành và bước vào tuổi vị thành niên (khoảng từ 5 đến 6 tháng tuổi).

Tại thời điểm này, chó con có thể nổi loạn và không còn chịu đựng một số điều nhất định. Chúng sẽ có thể trở nên cứng rắn hơn và có thể phát ra tiếng gầm gừ để yêu cầu khoảng cách.

Những người nuôi chó thường hay lo lắng vào thời điểm này – lúc mà chú chó con của họ trưởng thành và có sự thay đổi trong hành vi, đôi khi họ tự hỏi liệu chú chó cưng của họ có trở nên hung dữ hay không.

Tuy nhiên, những chú chó trưởng thành hiểu điều này và bắt đầu từ thời điểm này, chúng có thể học cách tôn trọng nhu cầu về không gian của chó khi chúng đang sở hữu một thứ gì đó.

Những chú chó trưởng thành có kỹ năng xã hội thường không lấy mọi thứ của nhau bằng vũ lực. Nếu một thứ gì đó ở trong khu vực của nó, thì thứ đó sẽ là của chúng cho đến khi nó từ bỏ thứ đó. Và những quy tắc này không mang tính bản năng hay bẩm sinh. Những chú chó phải tự học tập lấy.


Những gì mà các nghiên cứu đã chỉ ra


Thật thú vị, có một nghiên cứu gần đây đã tiết lộ rằng những chú chó có thể hào phóng với những con chó khác trong một số trường hợp nhất định

Tuy nhiên, sự rộng lượng này chỉ giới hạn ở những chú chó mà chúng coi là bạn, những chú chó mà chúng quen biết, chứ không phải là những con chó mà chúng không quen biết.

Trong một nghiên cứu cho thấy, những chú chó thường có xu hướng đưa đồ ăn cho những chú chó mà chúng quen hơn là những chú chó hoàn toàn xa lạ.

Trong một nghiên cứu khác, đã sử dụng cách thiết lập nhiệm vụ phức tạp hơn, kết quả, là những chú chó vẫn tiếp tục tỏ ra ưa thích những chú chó quen thuộc khi được giao hàng.

Và có một điều chắc chắn rằng, những chú chó trong các thí nghiệm này không chia sẻ thức ăn từ bát của chúng theo đúng nghĩa đen, nhưng có một điều chắc chắn, đó là thật tuyệt vời khi bạn có thể nhìn thấy khía cạnh hào phóng bất ngờ từ những người bạn đồng hành nhỏ của chúng ta.


Lời khuyên dành cho những người nuôi chó không thích chia sẻ với đồng loại


Tại sao chó không thích chia sẻ với đồng loại?

Nếu chó không chia sẻ với những chú chó khác thì bạn cũng không nên trách chúng.

Như đã thấy, việc chia sẻ ở chó hoàn toàn không phổ biến như ở người. Sẽ là một kỳ vọng lớn và không thực tế khi chúng ta hy vọng loài chó chia sẻ với đồng loại giống như cách mà con người làm. Với lưu ý này, thì bạn hãy làm theo những lời khuyên sau đây để đảm bảo an toàn.

Tránh phạt chú chó của bạn chỉ vì chúng không chịu chia sẻ

Bạn hãy nghĩ rằng những chú chó canh giữ thức ăn, đồ chơi và xương bởi vì chúng muốn chống lại những chú chó đang lăm le hoặc chỉ vì chúng đang cảm thấy bất an.

Những chú chó này lo lắng về việc mất quyền sử dụng vào một số tài nguyên nhất định và chúng sẽ không thể cảm thấy thư giãn nên chúng sẽ cố gắng bảo vệ tài nguyên của bản thân một cách quá mức. Vì thế, việc bạn trừng phạt chú chó của mình sẽ chỉ khiến mọi chuyện trở nên trầm trọng thêm.

Cung cấp cho chú chó của bạn thức ăn, đồ ăn vặt, đồ chơi, xương hoặc bất cứ thứ gì mà chú chó của bạn có vẻ sẽ tranh giành ở các khu vực riêng biệt.

Điều này có nghĩa là bạn nên sử dụng thùng, cửa ra vào, cổng trẻ em,… Khi bạn cho chú chó của mình ăn ở khoảng cách xa nhau, sẽ tránh được việc chó ăn quá nhanh. Bởi vì khi chó ăn quá nhanh, thì có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe khác.

Dọn dẹp càng nhiều càng tốt

Bạn nên cất những bát thức ăn rỗng, mảnh xương, đồ chơi và mẩu vụn,… hãy dọn dẹp càng sạch càng tốt.

Huấn luyện chú chó của bạn thành thạo các mệnh lệnh vâng lời

Bạn hãy đào tạo, huấn luyện chú chó của bạn thật nhuần nhuyễn và thành thục các mệnh lệnh, hãy thử kêu chúng đi đến tấm thảm, nằm xuống, rồi lại đứng lên và đi. Bạn có thể sử dụng mệnh lệnh để chuyển hướng chú chó của mình khi chúng xảy ra xung đột.

Thuê một chuyên gia

Điều quan trọng nhất là bạn hãy cân nhắc việc nhờ sự giúp đỡ của những chuyên gia về hành vi của loài chó để đảm bảo an toàn và có thể giúp chó thực hiện đúng các biện pháp để sửa đổi hành vi.

Việc điều trị tính cách bảo vệ tài nguyên giữa những chú chó sống chung một mái nhà đòi hỏi phải có kỹ năng, phải quan sát cẩn thận và phải có các biện pháp an toàn.

Bài viết này dựa trên những kiến thức tốt nhất của tác giả. Bài viết này không thể thay thế cho các chẩn đoán, tiên lượng, điều trị, kê đơn hoặc các lời khuyên chính thức từ các chuyên gia hay các tổ chức thú y uy tín.

Những con vật có dấu hiện và triệu chứng đau đớn nên được đưa đến phòng khám thú y ngay lập tức để được điều trị kịp thời.

XEM THÊM BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ:


? Gọi 0707.76.07.96 Để Mua Đồ Ăn – Phụ Kiện Thú Cưng Giá Rẻ

? Tư vấn trực tuyến tại: m.me/PetShopSaigon.vn

Pet Shop Sài Gòn là cửa hàng cung cấp thức ăn cho chó, thức ăn cho mèo, cát vệ sinh, sữa tắm cho chó, sữa tắm cho mèo, phụ kiện sỉ lẻ hàng đầu tại TP.HCM.

Shop cho chó: https://petshopsaigon.vn/shop-cho-cho

Shop 7cho mèo: https://petshopsaigon.vn/shop-cho-meo

Shop thú y: https://petshopsaigon.vn/danh-muc/shop-thu-y

MUA NGAY nhận ? FREE Ship ? Giảm giá SHOCK ? Quà tặng HẤP DẪN

 

Tin tức mới

Đuôi mèo hình dấu hỏi mang ý nghĩa gì?

Đuôi mèo dấu hỏi có bao giờ làm bạn bất ngờ? Bạn đã bao giờ thấy đuôi mèo hình dấu hỏi chưa? Đuôi của mèo sẽ dựng đứng và có một đường cong ở cuối đuôi – đây hẳn là một cảnh tượng rất kỳ lạ. Nếu bạn ...

Xem thêm

Cách chăm sóc vết thương hở cho mèo

Vết thương là những tổn thương trên da hoặc các mô bên dưới da. Nó có thể là vết thương hở, chẳng hạn như các vết cắt, hoặc vết thương kín, chẳng hạn như vết dập hoặc vết bầm ...

Xem thêm

Dấu hiệu mèo bị sốt phát hiện như thế nào?

Dấu hiệu mèo bị sốt làm sao để nhận biết? Con mèo của bạn có đang bị sốt không? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến một vài dấu hiệu phổ biến nhất giúp bạn phát hiện điều này. Sau khi cùng ...

Xem thêm

Tai mèo nóng có sao không? Xử trí như thế nào?

Tai mèo nóng có sao không? Khi ôm mèo, bạn có thể cảm nhận được đôi tai nhỏ của chúng khá nóng, mèo là loài nổi tiếng với việc che giấu bệnh và sự đau đớn; vì vậy, có lẽ bạn sẽ thắc mắc liệu tai mèo ...

Xem thêm

Tai mèo bị chảy mủ: Nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị

Tai mèo bị chảy mủ sẽ làm cho nhiều người nuôi hoảng hốt và không biết nguyên nhân đến từ đâu. Mời bạn đọc ngay bài viết này để hiểu rõ hơn về tình trạng tai mèo bị chảy mủ ...

Xem thêm

0707760796

0707760796 Zalo

Thức Ăn Phụ Kiện cho Thú Cưng Chó & Mèo

Cửa hàng bán thức ăn phụ kiện cho thú cưng tại tphcm

Petshosaigon.vn - Cửa hàng bán thức ăn quần áo phụ kiện cho thú cưng cho mèo

Bán thức ăn phụ kiện quần áo sữa tắm cho thú cưng

Thức ăn cho chó

thức ăn cho mèo

phụ kiện cho chó mèo

Thức ăn cho chó mèo

Mua thức ăn cho chó mèo tại tphcm

sữa tắm cho chó mèo

Pet shop sài gòn - cửa hàng bán phụ kiện thú cưng

mua thức ăn cho chó mèo

cửa hàng bán thức ăn phụ kiện cho chó mèo tại tphcm