Hotline bán hàng
Mua hàng
Thời gian 8h00-21h30
Giao hàng toàn quốc
Nhận hàng 2-4 ngày

Tiêm phòng cho mèo cần chú ý những điều gì?

7171 lượt xem

Tiêm phòng cho mèo là điều bắt buộc mà bất kì ai nuôi mèo cũng đều phải thực hiện.

Cũng giống như con người, vaccine sẽ bảo vệ mèo khỏi một số bệnh nghiêm trọng hoặc đe dọa tới tính mạng.

Bất cứ người nuôi mèo có trách nhiệm nào đều muốn thú cưng của mình được khỏe mạnh và tiêm chủng là một biện pháp hữu hiệu.

Thêm vào đó, vaccine cũng là một phần quan trọng trong chương trình chăm sóc sức khỏe của mèo.

Vaccine sẽ được tiêm dưới da mèo và đôi khi là dưới dạng thuốc nhỏ mắt hoặc mũi.

Đó là một chế phẩm được sản xuất để chống lại những căn bệnh truyền nhiễm thông qua việc kích thích phản ứng miễn dịch của cơ thể khi mèo tiếp xúc với những căn bệnh đó.

Tiêm phòng cho mèo

Các loại vaccine có thể bao gồm:

  • Vaccine sống giảm độc lực, trong đó các tác nhân gây bệnh đã được làm giảm độc lực nhưng chúng có thể tái tạo trong một thời gian ngắn sau khi tiêm vaccine để tạo ra phản ứng miễn dịch.
  • Vaccine bất hoạt là loại vaccine chứa những tác nhân đã bị bất hoạt kết hợp với các tác nhân/hóa chất khác để tạo ra những phản ứng miễn dịch.
  • Vaccine tái tổ hợp là loại vaccine mới – trong đó một số phần của tác nhân này (các gen chịu trách nhiệm sản xuất protein trong việc kích thích phản ứng miễn dịch) có thể kết hợp với các tác nhân khác để tạo thành vaccine tiêm cho mèo.

Tất cả các loại vaccine đều phải trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt về tính an toàn và hiệu quả trước khi được cơ quan quản lý cấp phép sử dụng cho mèo.

Khi tiêm phòng cho mèo đúng cách theo khuyến cáo, vaccin sẽ phát huy đúng tác dụng của mình.

Một số người bị cám dỗ hoặc do bạn bè giới thiệu nên đã dùng liệu pháp “vi lượng đồng căn” cho mèo.

Tuy nhiên, đừng sử dụng liệu pháp này vì nó không có cơ sở khoa học và không thể tạo ra phản ứng miễn dịch cụ thể cần thiết để bảo vệ sức khỏe của mèo.

Bạn chỉ nên sử dụng các loại vaccine được bác sĩ thú y khuyên dùng.


Nên tiêm phòng cho mèo những bệnh gì?


Tiêm phòng cho mèo

Các loại vaccine phổ biến sẽ bảo vệ mèo khỏi những căn bệnh nhiễm trùng sau:

  • Vi rút giảm bạch cầu ở mèo (FPV, viêm ruột truyền nhiễm ở mèo; virus parvo ở mèo)
  • Herpesvirus ở mèo (FHV-1, cúm mèo)
  • Virus calicivirus ở mèo (FCV, cúm mèo)
  • Vi rút bệnh bạch cầu ở mèo (FeLV)
  • Bệnh dại
  • Chlamydophila ở mèo
  • Bordetella Diepseptica

Vaccine chính và vaccine phụ là gì?


Tiêm phòng cho mèo

Vaccine có thể được chia thành vaccine chính và vaccine phụ. Các loại vaccine chính vô cùng cần thiết đối với sức khỏe của mèo vì chúng có thể chống lại rất nhiều căn bệnh phổ biến hoặc nghiêm trọng mà mèo có thể mắc phải.

Các loại vaccine phụ chỉ được tiêm cho mèo nếu chúng thực sự có nguy cơ tiếp xúc với các bệnh nhiễm trùng và nếu loại vaccine đó thực sự có thể phát huy tác dụng.

Việc có cho mèo tiêm những loại vaccine phụ hay không sẽ dựa trên độ tuổi, lối sống của mèo và mức độ tiếp xúc của chúng với những con mèo khác.

Bạn nên thảo luận với bác sĩ thú y về những loại vaccine mà mèo của bạn có thể cần tiêm.


Các loại vaccine chính khi tiêm phòng cho mèo


Bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Tiêm phòng cho mèo

Virus panleukopenia ở mèo (còn được gọi là virus parvo hoặc bệnh viêm ruột truyền nhiễm ở mèo) là nguyên nhân nghiêm trọng và phổ biến nhất làm mèo tử vong khi mắc phải bệnh viêm dạ dày ruột xuất huyết.

Các đợt bùng phát của loại virus này rất nhiều và tỷ lệ mèo bị bệnh tử vong là khá cao.

Vaccine phòng chống căn bệnh này có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ mèo khỏi bị nhiễm trùng, đặc biệt là khi loại virus này rất dễ lây lan. 

Virus này cũng có thể tồn tại lâu dài trong môi trường nên tiêm phòng thực sự là cách duy nhất để bảo vệ mèo.

Virus herpes ở mèo và virus cali ở mèo

Tiêm phòng cho mèo

Vaccine dành cho Virus herpes ở mèo (FHV-1) và Feline calicivirus (FCV) luôn được kết hợp với nhau vì hai loại virus này là nguyên nhân chính làm mèo bị nhiễm trùng đường hô hấp trên (cúm mèo).

Những con mèo bị bệnh thường có biểu hiện hắt hơi, chảy nước mũi, viêm kết mạc, chảy dịch mắt và loét miệng.

Các dấu hiệu lâm sàng trải dài từ nhẹ tới cực kỳ nghiêm trọng, và đôi khi có cả những biến chứng khác, bao gồm viêm phổi. 

Với FHV-1, ngay cả sau khi các dấu hiệu ban đầu giảm bớt, hầu hết mèo sẽ vẫn bị nhiễm virus vĩnh viễn và một số con mèo còn bị nhiễm trùng mắt tái phát hoặc một số triệu chứng khác.

Virus thường lây lan khi mèo tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc gần với mèo bị bệnh (ví dụ: trong các giọt nước bọt khi mèo hắt hơi ra), nhưng chúng cũng có thể tồn tại một thời gian ngắn trong môi trường.

Cả hai loại virus này đều phổ biến đối với loài mèo và vì chúng lây lan rất nhanh và gây ra hậu quả nghiêm trọng (đặc biệt là ở mèo nhỏ) nên việc tiêm phòng cho mèo là vô cùng quan trọng. 

Mặc dù không phải lúc nào vaccine cũng ngăn ngừa được sự lây nhiễm của những loại virus này nhưng vaccine có thể giúp ích rất nhiều trong việc làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh, đặc biệt khi mèo bị nhiễm bệnh sau khi được tiêm phòng.

Bệnh dại ở mèo

Tiêm phòng cho mèo

Dại là một căn bệnh nghiêm trọng và mặc dù căn bệnh này hay gặp ở chó hơn (và thường lây từ chó sang người hơn mèo sang người) nhưng những con mèo bị dại vẫn có thể lây sang con người.

Vì vậy, khi bệnh dại xuất hiện trong một quốc gia hoặc trong một khu vực, người ta khuyến cáo rằng mèo cần được tiêm vaccine phòng dại. Vaccine dại hoạt động rất hiệu quả trong việc phòng bệnh cho chúng.

XEM THÊM:


Vaccine phụ khi tiêm phòng cho mèo


Các loại vaccine phụ được sử dụng để bảo vệ sức khỏe riêng của từng con mèo.

Vi rút bệnh bạch cầu ở mèo (FeLV)

Tiêm phòng cho mèo

FeLV là một nghiêm trọng có thể lây lan thông qua việc mèo đánh nhau, chải chuốt lẫn nhau hoặc khi mèo dùng chung chén thức ăn/nước uốngkhay vệ sinh.

Mèo con cũng có thể bị nhiễm trùng từ mèo mẹ trước khi được sinh ra.

FeLV làm mèo mắc phải nhiều vấn đề về sức khỏe, bao gồm ức chế hệ miễn dịch, thiếu máu và ung thư hạch. Hầu hết những con mèo bị nhiễm bệnh dai dẳng sẽ chết do nhiễm trùng.

Bác sĩ thú y có thể thực hiện xét nghiệm máu để xác định những con mèo bị nhiễm virus.

Việc cách ly những con mèo bị bệnh và ngăn chúng tiếp xúc với con người hoặc vật nuôi khác là một trong những cách ngăn ngừa lây nhiễm FeLV.

Một số loại vaccine FeLV cũng có hiệu quả trong việc bảo vệ sức khỏe của mèo.

Nói chung, những con mèo hay đi ra ngoài và tiếp xúc với những con mèo không rõ nguồn gốc. mèo hoang có nguy cơ nhiễm FeLV khá cao và việc tiêm phòng cho những con mèo này là vô cùng cần thiết.

Tất cả mèo con cũng nên được tiêm phòng cho mèo chống FeLV vì mèo con dễ nhiễm nhiễm bệnh này hơn mèo trưởng thành và chúng ta không thể kiểm soát được rằng khi lớn lên chúng có nhiễm loại virus này hay không.

Chlamydophila ở mèo

Tiêm phòng cho mèo

Chlamydophila là một loại vi khuẩn hay gây ra bệnh viêm kết mạc ở mèo.

Mèo con trong các hộ gia đình nhiều người (ví dụ như các hộ chăn nuôi) có nhiều khả năng bị nhiễm bệnh nhất và chúng cũng có thể xuất hiện các dấu hiệu nhẹ ở đường hô hấp trên.

Mèo bị chlamydophila có thể được điều trị bằng những loại kháng sinh phù hợp, nhưng việc tiêm phòng có thể hữu ích trong một số trường hợp.

Bordetella Bronchiseptica

Tiêm phòng cho mèo

Bordetella bronchiseptica là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra.

Căn bệnh này không phổ biến như FHV-1 hoặc FCV nhưng đôi khi nó có thể gây ra vấn đề cho những con mèo bị căng thẳng hoặc những đàn mèo đông đúc.

Vi khuẩn này cũng có thể là nguyên nhân thỉnh thoảng gây ra bệnh viêm phổi ở mèo con.

Mèo bị Bordetella bronchiseptica có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh thích hợp và hầu hết mèo đều không cần tiêm phòng.

Tuy nhiên, ở những đàn mèo dễ bị bùng phát dịch bệnh, việc tiêm phòng cho mèo có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của chúng.

Virus suy giảm miễn dịch ở mèo

Tiêm phòng cho mèo

Đây là loại virus khá phổ biến ở mèo, đặc biệt là những con mèo hay ra ngoài và đánh nhau (virus lây nhiễm chủ yếu qua vết cắn của mèo).

Có nhiều chủng virus FIV khác nhau và không rõ là vaccine có bảo vệ mèo lại tất cả các chủng virus này hay không, nhưng các nghiên cứu cho thấy rằng vaccine vẫn có thể bảo vệ phần nào cho những con mèo có nguy cơ bị phơi nhiễm.

Vấn đề ở đây là những con mèo đã được tiêm phòng cũng sẽ cho kết quả dương tính khi chúng được xét nghiệm FIV, nhưng các xét nghiệm chẩn đoán mới đã có thể khắc phục được vấn đề này.


Tiêm phòng cho mèo bao lâu một lần?


Tiêm phòng cho mèo

Tất cả những con mèo con phải được tiêm những loại vaccine chính và những loại vaccine mà bạn và bác sĩ thú y đã thỏa thuận.

Liệu trình vaccine thường được bắt đầu khi mèo được 8 – 9 tuần tuổi. Sau đó, chúng sẽ được tiêm mũi thứ hai sau tầm 3 – 4 tuần.

Hiện nay, bác sĩ cũng khuyến nghị mèo con tiêm phòng lần thứ ba (đặc biệt đối với FPV) khi mèo được 16 – 20 tuần tuổi để đảm bảo chúng được bảo vệ toàn diện.

Sau 12 tháng, mèo nên được tiêm vaccine lại để đảm bảo rằng sức khỏe của chúng vẫn được vaccine bảo vệ.

Tuy nhiên, bạn chỉ cần cho thú cưng tái tiêm phòng 1 – 3 năm một lần tùy thuộc vào loại vaccine và nguy cơ mắc bệnh của từng con mèo.

Những con mèo sống trong chuồng trại sẽ cần được tiêm phòng hàng năm (hoặc vaccine cường trước khi mèo vào chuồng) vì chúng có nhiều nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm hơn mèo nhà.


Những vấn đề liên quan tới tiêm phòng cho mèo


Tiêm phòng cho mèo

Tác dụng phụ của việc tiêm phòng cho mèo là rất hiếm, đặc biệt là đối với hàng triệu liều vaccine được tiêm mỗi năm.

Các tác dụng phụ thường gặp nhất thường không quá nghiêm trọng.

Chúng bao gồm mệt mỏi, không vận động hoặc đau tại chỗ tiêm, thường kéo dài không quá vài ngày.

Các tác dụng phụ rõ rệt hơn có thể bao gồm nôn mửa, tiêu chảy, li bì, sốt, xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng đường hô hấp hoặc nổi cục ở chỗ tiêm.

Tác dụng phụ được chú ý nhiều nhất trong những năm gần đây là fibrosarcoma – đây là một khối u ác tính có thể phát triển tại vị trí mèo được tiêm.

Hiện nay người ta đã công nhận rằng đây là một trường hợp rất hiếm xảy. Có vẻ như cả vaccine và các sản phẩm tiêm khác đều có thể làm cho mèo mắc phải tình trạng này – dù nguy cơ là vô cùng nhỏ.

Do đó, sau khi mèo của bạn được tiêm bất kỳ loại vaccine nào, bạn nên theo dõi vết tiêm thường xuyên và nếu vết tiêm vẫn bị sưng tấy trong vài tuần hoặc tiếp tục to ra, hãy đưa mèo đến chỗ bác sĩ thú y kiểm tra ngay.


Các loại vaccine khác khi tiêm phòng cho mèo


Tiêm phòng cho mèo

Một số loại vaccine tiêm phòng cho mèo có thể có sẵn ở một số quốc gia nhưng lại không có ở những quốc gia khác.

Hiệu quả của các loại vaccine này nên được đánh giá cẩn thận và không nên xếp chúng vào những loại vaccine chính. Một số loại vaccine có thể có sẵn bao gồm:

  • Vaccine viêm phúc mạc nhiễm trùng ở mèo
  • Vaccine Microsporum Canis (gây bệnh nấm)
  • Vaccine Giardia lamblia (gây bệnh nhiễm trùng ruột non)

Tiêm chủng cho mèo nói chung là một thủ tục rất an toàn và về cơ bản việc này đã làm giảm tác động của một số bệnh rất nghiêm trọng ở mèo.

Tuy nhiên, giống như bất kỳ sản phẩm nào khác, không có loại vaccine nào hoàn toàn không có tác dụng phụ.

Vì vậy điều quan trọng là phải cẩn thận lựa chọn loại vaccine cần thiết cho từng con mèo và quyết định tần suất tiêm phòng cho mèo. Bạn có thể thảo luận tất cả những vấn đề này với bác sĩ thú y.


? Gọi 0707.76.07.96 Để Mua Đồ Ăn – Phụ Kiện Thú Cưng Giá Rẻ

? Tư vấn trực tuyến tại: m.me/PetShopSaigon.vn

Pet Shop Sài Gòn là cửa hàng cung cấp thức ăn và phụ kiện thú cưng hàng đầu tại TP.HCM.

Với hơn 1000 sản phẩm dành cho thú cưng nhập khẩu chính hãng, shop là nơi mua hàng tin cậy của tín đồ yêu chó mèo tại Việt Nam.

Shop cho chó: https://petshopsaigon.vn/shop-cho-cho

Shop cho mèo: https://petshopsaigon.vn/shop-cho-meo

MUA NGAY nhận ? FREE Ship ? Giảm giá SHOCK ? Quà tặng HẤP DẪN

 

Tin tức mới

Đuôi mèo hình dấu hỏi mang ý nghĩa gì?

Đuôi mèo dấu hỏi có bao giờ làm bạn bất ngờ? Bạn đã bao giờ thấy đuôi mèo hình dấu hỏi chưa? Đuôi của mèo sẽ dựng đứng và có một đường cong ở cuối đuôi – đây hẳn là một cảnh tượng rất kỳ lạ. Nếu bạn ...

Xem thêm

Cách chăm sóc vết thương hở cho mèo

Vết thương là những tổn thương trên da hoặc các mô bên dưới da. Nó có thể là vết thương hở, chẳng hạn như các vết cắt, hoặc vết thương kín, chẳng hạn như vết dập hoặc vết bầm ...

Xem thêm

Dấu hiệu mèo bị sốt phát hiện như thế nào?

Dấu hiệu mèo bị sốt làm sao để nhận biết? Con mèo của bạn có đang bị sốt không? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến một vài dấu hiệu phổ biến nhất giúp bạn phát hiện điều này. Sau khi cùng ...

Xem thêm

Tai mèo nóng có sao không? Xử trí như thế nào?

Tai mèo nóng có sao không? Khi ôm mèo, bạn có thể cảm nhận được đôi tai nhỏ của chúng khá nóng, mèo là loài nổi tiếng với việc che giấu bệnh và sự đau đớn; vì vậy, có lẽ bạn sẽ thắc mắc liệu tai mèo ...

Xem thêm

Tai mèo bị chảy mủ: Nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị

Tai mèo bị chảy mủ sẽ làm cho nhiều người nuôi hoảng hốt và không biết nguyên nhân đến từ đâu. Mời bạn đọc ngay bài viết này để hiểu rõ hơn về tình trạng tai mèo bị chảy mủ ...

Xem thêm

0707760796

0707760796 Zalo

Thức Ăn Phụ Kiện cho Thú Cưng Chó & Mèo

Cửa hàng bán thức ăn phụ kiện cho thú cưng tại tphcm

Petshosaigon.vn - Cửa hàng bán thức ăn quần áo phụ kiện cho thú cưng cho mèo

Bán thức ăn phụ kiện quần áo sữa tắm cho thú cưng

Thức ăn cho chó

thức ăn cho mèo

phụ kiện cho chó mèo

Thức ăn cho chó mèo

Mua thức ăn cho chó mèo tại tphcm

sữa tắm cho chó mèo

Pet shop sài gòn - cửa hàng bán phụ kiện thú cưng

mua thức ăn cho chó mèo

cửa hàng bán thức ăn phụ kiện cho chó mèo tại tphcm