Hotline bán hàng
Mua hàng
Thời gian 8h00-21h30
Giao hàng toàn quốc
Nhận hàng 2-4 ngày

Cách chăm sóc chó cảnh đầy đủ và chi tiết nhất

7144 lượt xem

Cách chăm sóc chó cảnh như thế nào để đảm bảo cún cưng có sức khỏe tốt?

Bạn đang muốn nuôi chó, nhưng lại sợ không biết chăm sóc và huấn luyện chó đúng cách? Hoặc bạn đang nuôi vài chú chó nhưng lại muốn tìm ra những phương pháp chăm sóc chó hiệu quả nhất? Vậy thì bạn đã đến đúng chỗ rồi.

Chó có lẽ là vật nuôi tốn nhiều chi phí nhất hiện nay, và việc chăm sóc chúng cũng đòi hỏi rất nhiều trách nhiệm.

Tuy nhiên, không có gì mà những người nuôi chó không làm được cả: từ việc cho chó ăn, cho chó tập thể dục tới huấn luyện chó và nhiều công việc thú vị khác.

Hy vọng rằng hướng dẫn hữu ích dưới đây sẽ giải đáp tất cả các câu hỏi mà bạn đang thắc mắc và giúp bạn trở thành những người chủ tuyệt vời.


Mục lục Ẩn

Nhu cầu cơ bản về cách chăm sóc chó cảnh


Cách chăm sóc chó cảnh

Giống như tất cả các sinh vật sống khác, để tồn tại thì chó cần thức ăn, nước uống và nơi ở.

Nhưng để có một cuộc sống hạnh phúc và khỏe mạnh, một con chó cũng cần được tập thể dục, vui chơi và yêu thương.

Thức ăn cho chó và nước uống

Những loại thức ăn cho chó bán sẵn tại các cửa hàng và siêu thị có thể cung cấp đủ tất cả dinh dưỡng cần thiết cho người bạn lắm lông của chúng ta.

Ngoài ra, chó cũng có thể ăn thức ăn của con người (mặc dù nên hạn chế việc này), vì vậy không có yêu cầu đặc biệt nào ở đây.

Tuy nhiên, khi đề cập đến cách chăm sóc chó cảnh thì bạn không nên cho chó ăn quá nhiều. Những chú chó sẽ luôn đói bụng hoặc nhìn bạn với đôi mắt long lanh như thể chúng đã không được ăn trong nhiều ngày.

Tuy nhiên, chủ nuôi cần giới hạn lượng thức ăn của chó để chúng không bị béo phì và mắc phải những vấn đề về tim mạch.

Chó con cần được cho ăn bốn lần một ngày, nhưng khi chúng được sáu tháng tuổi, bạn chỉ cần cho chúng ăn một lần một ngày (hoặc chia thức ăn thành 2 bữa/ ngày) là đủ.

Bạn luôn phải cho chó uống đủ nước sạch. Một mẹo chăm sóc chó cơ bản đó là: đừng chọn bát đựng nước bằng nhựa mà hãy chọn bát thép không gỉ. Bát thép bền hơn nhựa và cũng ít vi khuẩn tích tụ hơn.

XEM THÊM:

Không gian

Cách chăm sóc chó cảnh

Không giống như việc chăm sóc mèo – loài vật thường thích ở một mình – chó là loài động vật thích dành thời gian với những người thân yêu của chúng.

Trong một số hộ gia đình nhất định thì chó sống bên ngoài, nhưng hầu hết chó đều sống ngay trong nhà của chủ.

Một trong những điều cơ bản nhất khi chăm sóc chó là bạn nên dành ra một khoảng không gian riêng trong nhà cho chó.

Đó có thể là nơi đặt một chiếc chuồng hoặc một chiếc giường, miễn là sạch sẽ và an toàn đối với thú cưng.

Chó thích ngủ và có thể ngủ từ 12 đến 20 giờ một ngày tùy thuộc vào giống chó. Chúng cần nơi yên tĩnh và thoải mái để ngủ.

Tập thể dục

Cách chăm sóc chó cảnh

Trong cẩm nang cách chăm sóc chó cảnh, chó là loài vật năng động, thích chạy nhảy, đuổi bắt.

Việc tập thể dục không chỉ giúp chó đốt cháy calo, tăng cường sức khỏe của chó mà còn giúp chúng hạn chế những hành vi phá hoại do không được hoạt động.

Nói cách khác, nếu con chó của bạn được chơi với món đồ chơi yêu thích của nó, nó sẽ không bao giờ tìm đấy đôi giày của bạn để cắn đâu.

Chải lông

Cách chăm sóc chó cảnh

Giống như những vật nuôi khác, chó cũng cần được chải chuốt. Việc chăm sóc chó hàng ngày bao gồm đánh răng, vệ sinh và kiểm tra ký sinh trùng.

Bạn có thể tự làm những việc này hoặc cho chó đi spa để thú cưng của mình được chăm sóc một cách chuyên nghiệp nhất.

XEM THÊM:

Huấn luyện

Cả chó con và chó trưởng thành đều phải được huấn luyện tại nhà.

Ngay cả khi chúng đã được huấn luyện cách đi vệ sinh, chó vẫn cần được huấn luyện thêm, đặc biệt nếu chúng ở trong một môi trường mới.

Một trong những điều quan trọng nhất khi huấn luyện là tính nhất quán: từ cách bạn ra lệnh tới cách bạn thưởng cho chó.

Tuân thủ các quy tắc chăm sóc chó có thể là điều khá khó khăn đối với một số người (đặc biệt là khi phải đối phó với những đôi mắt to tròn long lanh của thú cưng), nhưng tất cả đều rất đáng giá.

Huấn luyện cho chó vâng lời tại nhà không chỉ đơn giản là dạy con chó của bạn một vài thủ thuật và mệnh lệnh.

Đó còn là việc học các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống, cách giao tiếp với xã hội và hạn chế những hành vi xấu.

Các chuyên gia thậm chí còn khuyên bạn nên cùng chó tham gia các lớp học huấn luyện để mối quan hệ giữa chủ và chó trở nên khăng khít hơn.


Cách chăm sóc chó cảnh liên quan đến sức khỏe


Cách chăm sóc chó cảnh

Chó là loài động vật khỏe mạnh nói chung và nếu chúng được đáp ứng các nhu cầu cơ bản, chủ sở hữu sẽ không gặp phải bất kỳ vấn đề y tế nghiêm trọng nào.

Tuy nhiên, có một số điều mà cha mẹ thú cưng có trách nhiệm cần lưu ý về sức khỏe của chó và chú chó của chúng.

Chăm sóc răng miệng

Đáng buồn thay, nhiều người nuôi chó lại bỏ qua tầm quan trọng của việc chăm sóc răng miệng cho chúng.

Bạn nên đánh răng cho chó của mình, mua cho chúng nhiều loại đồ chơi nhai và cho chó đi khám răng miệng ở chỗ bác sĩ thú y.

Ngoài ra, để việc chăm sóc răng miệng của chó có hiệu quả, hãy kiểm tra xem nướu và lưỡi của chúng thường xuyên.

Chăm sóc chân

Cách chăm sóc chó cảnh

Chân chó thường để trần nên rất dễ bị tổn thương. Hơn nữa, nhiều chất bẩn có thể dính vào bàn chân chó và nhiệm vụ của bạn là giữ chúng sạch sẽ.

Liên quan đến cách chăm sóc chó cảnh. hãy rửa chân chó nhẹ nhàng bằng những loại xà phòng thân thiện với vật nuôi hoặc cho chúng đi giày nếu bạn thấy chân chó bị khô hoặc kích ứng.

XEM THÊM:

Chăm sóc khớp

Những hoạt động thể chất đều có tác động nghiêm trọng đến xương khớp của chó.

May mắn thay, có một số sản phẩm chăm sóc chó (chẳng hạn như các chất bổ sung dinh dưỡng) được bác sĩ thú y kê đơn có thể đảm bảo khả năng vận động tối đa của chúng.

Khớp của chó có thể bị cứng do các hoạt động hàng ngày, do chứng béo phì, tuổi tác, tai nạn và chấn thương.

Tuy nhiên, một số giống chó nhất định như chó tha mồi, Béc giê và Golden Retriever thường dễ bị viêm khớp hơn những giống chó khác.

XEM THÊM:

Đi khám sức khỏe

Cách chăm sóc chó cảnh

Nếu muốn chó nhà mình sống khỏe mạnh và hạnh phúc, đừng lơ là sự quan trọng của bác sĩ thú y.

Khi áp dụng cách chăm sóc chó cảnh, hãy cho chó đi thăm khám thường xuyên để bác sĩ có thể tiêm phòng, vệ sinh răng miệng, phòng ngừa bọ chét cho chúng cũng như kiểm tra những vấn đề sức khỏe khác.

Chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo

Kém ăn, lờ đờ, nôn mửa hoặc tiêu chảy đều là những dấu hiệu cho thấy sức khỏe của chó đang gặp vấn đề.

Đôi khi, những bệnh nhẹ mà chó mắc phải có thể sẽ tự khỏi; tuy nhiên, nếu chó mắc phải những tình trạng nghiêm trọng hơn thì bạn phải cẩn trọng hơn rất nhiều.

Nếu bạn phát hiện ra chó nhà mình xuất hiện bất kỳ dấu hiệu hoặc hành vi bất thường nào, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ thú y.


Cách chăm sóc chó cảnh trong trường hợp đặc biệt


Chăm sóc chó đã triệt sản

Cách chăm sóc chó cảnh

Tất cả những người nuôi chó có trách nhiệm nên cân nhắc về việc triệt sản cho thú cưng của mình để phòng ngừa những hành vi xấu hoặc việc sinh sản ngoài ý muốn của chó.

Chó cái nên được triệt sản khi chúng được từ năm đến mười tháng tuổi. Mặt khác, việc triệt sản của chó đực sẽ phụ thuộc vào kích thước của chúng.

Các giống chó nhỏ sẽ được triệt sản khi chúng được khoảng sáu tháng tuổi, trong khi các giống lớn chó lớn hơn sẽ phải đợi tới khi chúng được một tuổi thì mới đủ điều kiện để triệt sản.

Triệt sản cho chó có thể là một quyết định khó khăn. Tuy nhiên, việc triệt sản cho chó khá đơn giản:

Bạn cần tìm một nơi yên tĩnh, ấm áp để thú cưng của bạn có thể hồi phục sau khi gây mê (trừ khi chúng phải ở lại phòng khám thú y qua đêm).

Hãy theo dõi vết cắt, và quan trọng nhất là đảm bảo rằng thú cưng của bạn không làm vết tình trạng của chúng trở nên tồi tệ hơn bằng cách cắn, liếm hoặc cào vào vết thương.

Nói cách khác, hãy cho chó đeo vòng cổ chống liếm cho dù trông chúng có ngớ ngẩn thế nào đi chăng nữa.

Ngoài ra, hãy kiểm tra khu vực xung quanh vết thương hai lần một ngày để xem có bị nhiễm trùng hay không.

Một phần không thể thiếu trong quá trình chăm sóc chó sau khi triệt sản là hạn chế lượng thức ăn và nước uống của chúng cũng như hạn chế để chúng vận động mạnh trong vòng 2 tuần sau khi triệt sản.

Sau giai đoạn này, hành vi và cảm giác thèm ăn của chó con sẽ trở lại bình thường.

Đừng tin vào tất cả những gì bạn nghe được. Thú cưng sẽ không béo lên vì chúng đã được triệt sản. Chúng sẽ chết nếu bạn không cho chúng ăn và tập thể dục đầy đủ.

XEM THÊM:

Chăm sóc chó già

Cách chăm sóc chó cảnh

Liên quan đến cách chăm sóc chó cảnh, khi chó đã luống tuổi, chủ nuôi cần để ý một số điều sau đây:

Đảm bảo chó nhà bạn được cho ăn đúng cách. Chó già không hoạt động thể chất nhiều như chó nhỏ, vì vậy béo phì là một vấn đề đáng quan ngại đối với chúng.

Hãy cho chó già ăn ít calo hơn để chúng không tăng cân quá nhiều.

Mặc dù không hoạt động nhiều nhưng những chú chó lớn tuổi vẫn cần tập thể dục.

Và mặc dù chúng không thể sung sức như ngày xưa nữa nhưng bạn vẫn nên cho chó đi dạo và tập thể dục thường xuyên.

Đừng quên chải chuốt và chăm sóc răng miệng cho chó. Lông của chó sẽ bớt bóng mượt khi chúng già đi.

Điều đó có nghĩa là nhiệm vụ của bạn là chăm sóc lông cho chó để tránh việc chúng bị rụng, rối lông hoặc thậm chí là kích ứng da.

Việc chăm sóc răng miệng cũng rất quan trọng đối với chó lớn tuổi.

Nếu bạn đã đánh răng cho chó và cho chúng chơi đồ chơi nha khoa mà vẫn không hiệu quả, hãy cho chó tới chỗ bác sĩ thú y để làm sạch răng ít nhất mỗi năm một lần.

Ngoài ra, bạn phải cho chó nằm trên chiếc giường ấm áp và thoải mái. Chó già mắc phải các vấn đề về khớp nên chúng sẽ gặp khó khăn khi di chuyển hoặc chạy nhảy.

Chiếc giường mềm mại, êm ái gần với thức ăn, nước uống hoặc những khu vực yêu thích của chó sẽ làm cuộc sống về già trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Hãy kiên nhẫn. Những chú chó lớn tuổi sẽ hoạt động chậm hơn và thường bị mất thính giác và thị lực.

Do đó, cả sức khỏe về tinh thần và thể chất của chúng đều phụ thuộc vào chủ nuôi.

Chăm sóc chó khi đến mùa động dục

Cách chăm sóc chó cảnh

Về cách chăm sóc chó cảnh, những con chó cái khác nhau sẽ có cách phản ứng khác nhau mỗi khi đến mùa động dục.

Một số con có thể mệt mỏi, trong khi những con khác sẽ trở nên kích động.

Hãy kiên nhẫn với thú cưng của bạn và để mắt đến chúng khi bạn cho cho chúng đi dạo bên ngoài (khi chó được thả tự do, không dùng xích). Ngoài ra, hãy đảm bảo chó được ăn uống đầy đủ.

Chó thường động dục hai lần một năm, mỗi lần kéo dài khoảng ba đến bốn tuần. Kỳ kinh nguyệt của chúng sẽ xuất hiện trong hai tuần đầu tiên.

Đây là lúc bạn nên giữ những loại đồ đạc dễ bẩn ra khỏi tầm hoạt động của chúng. Nếu không, hãy mua quần hoặc tã lót cho chúng.

XEM THÊM:

Chăm sóc chó mang thai

Cách chăm sóc chó cảnh

May mắn thay, con người chúng ta không cần phải tác động gì nhiều tới những con chó đang mang thai.

Hãy cho chó mẹ ăn theo chế độ cân bằng và tăng dần lượng calo nạp vào cho chúng.

Thức ăn nhiều hơn đồng nghĩa với việc chó mẹ sẽ tăng cân, vì vậy đừng bỏ qua tầm quan trọng của việc tập thể dục. Bạn chỉ cần cho chó mẹ đi dạo một chút mỗi ngày là đủ.

Để thai kỳ của chó khỏe mạnh, việc thăm khám bác sĩ thú y thường xuyên là điều bắt buộc.

XEM THÊM:

Chăm sóc chó mẹ đẻ con

Cách chăm sóc chó cảnh

Trong cách chăm sóc chó cảnh sau sinh, chó có bản năng tự nhiên khi sinh con và chăm sóc con non.

Tất cả những gì bạn cần làm là cho chó làm ổ ở một căn phòng ấm cúng và đảm bảo rằng chó mẹ cảm thấy thoải mái và an toàn.

Tất nhiên, sẽ xuất hiện một số biến chứng nhất định trong quá trình sinh con.

Nếu quá trình sinh con kéo dài hơn 24 giờ mà chó mẹ vẫn chưa đẻ được con hoặc chó mẹ bắt đầu mệt mỏi và nôn mửa, hãy gọi bác sĩ thú y ngay lập tức.

XEM THÊM:

Chăm sóc chó con

Cách chăm sóc chó cảnh

Chó con chắc chắn sẽ làm cuộc đời bạn tươi sáng và vui vẻ hơn rất nhiều. Vì vậy, chăm sóc chó con là một trong những công việc dễ dàng và thú vị nhất mà ai cũng có thể trải nghiệm.

Để chó con phát triển khỏe mạnh, bạn cần cho chó ăn uống theo chế độ cân bằng và dinh dưỡng, cũng như phải huấn luyện chúng, cho chúng tập thể dục và dạy chúng nhiều thứ khác.

Chó con cũng cần được tiêm phòng để ngăn ngừa bệnh tật. Điều này đặc biệt quan trọng vì vắc xin có thể bảo vệ chó khỏi một số bệnh nhất định, thậm chí là cả những bệnh lây lan sang con người.

XEM THÊM:

Cách chăm sóc chó mắc virus parvo

Cách chăm sóc chó cảnh

Về sức khỏe liên quan đến cách chăm sóc chó cảnh, parvo là một trong những bệnh phổ biến nhất mà tiêm phòng có thể ngăn ngừa được.

Có thể điều trị căn bệnh này bằng cách dùng thuốc kháng sinh và truyền huyết tương để tăng cường hệ miễn dịch, nhưng ngay cả khi được chăm sóc cẩn thận và dùng thuốc, chó con của bạn có thể vẫn không qua khỏi.

Nếu chó nhà bạn mắc bệnh parvo, hãy đảm bảo chó được cách ly với những vật nuôi khác vì đây là một căn bệnh rất dễ lây lan và lây lan cực kỳ nhanh.

Hãy cho chó uống đủ nước, chăm sóc chó cẩn thận và hy vọng chó sẽ qua khỏi.

Chăm sóc chó trong tình trạng khẩn cấp

Cách chăm sóc chó cảnh

Bạn cần đặc biệt chú ý nếu chó nhà mình gặp phải những tình trạng khẩn cấp sau:

  • Trướng bụng và đầy hơi
  • Bị côn trùng cắn, đốt
  • Sốc nhiệt
  • Động kinh
  • Nghẹn
  • Chảy máu nhiều
  • Nhiễm độc

Điều đầu tiên và quan trọng nhất cần làm trong những trường hợp khẩn cấp trên là không được hoảng sợ.

Bạn nên tìm hiểu và ghi nhớ những việc cần làm trong những trường hợp khẩn cấp này hoặc gọi cho bác sĩ thú y để họ có thể trợ giúp.


Cách chăm sóc chó cảnh toàn diện


Cách chăm sóc chó cảnh

Chăm sóc sức khỏe toàn diện cho chó bao gồm xem xét sức khỏe tổng thể của thú cưng và kết hợp giữa y học cổ truyền với y học hiện đại.

Nói một cách đơn giản, bác sĩ thú y vẫn sẽ xét nghiệm và chẩn đoán bệnh cho chó theo những phương pháp tân tiến; nhưng khi điều trị bệnh cho chó, bác sĩ có thể châm cứu, áp dụng các phương pháp chữa bệnh bằng thảo dược và các loại thuốc thay thế khác.

Mặc dù việc chăm sóc chó toàn diện chưa được quy định đầy đủ, nhưng có rất nhiều phản hồi tích cực về sự thành công của phương pháp này, đặc biệt là về chế độ ăn uống và dinh dưỡng.

Nếu thú cưng của bạn đang mắc phải căn bệnh nào đó mà những phương pháp truyền thống không thể cải thiện tình trạng sức khỏe của chúng được, bạn có thể áp dụng phương pháp chăm sóc toàn diện này.


Cách chăm sóc chó cảnh bị liệt


Cách chăm sóc chó cảnh

Chó có thể bị liệt do chấn thương hoặc mắc phải các vấn đề về tủy sống hoặc thần kinh.

Tuy nhiên, chỉ vì chó không thể đi được nữa không có nghĩa là cuộc sống của chúng đã kết thúc.

Những con chó kém may mắn này cần được chăm sóc đặc biệt, vì vậy hãy cân nhắc trước khi nuôi chúng.

Nếu bạn quyết định chăm sóc một chú chó bị liệt, dưới đây là một số mẹo hữu ích:

  • Mua đai yếm hoặc xe đẩy phù hợp để giúp thú cưng của bạn di chuyển.
  • Theo dõi bàng quang của chúng vì một số con chó bị liệt có vấn đề khi đi tiểu.
  • Để tránh tình trạng “bừa bãi” trong nhà, hãy mua tã cho chó.
  • Da có những con chó bị liệt rất dễ tổn thương và lở loét. Bác sĩ thú y sẽ kê các sản phẩm chăm sóc da phù hợp cho thú cưng của bạn.
  • Cho chó ăn uống và tập thể dục đầy đủ như những con chó khác.

XEM THÊM:


Cách chăm sóc chó cảnh theo giống


Từng giống chó sẽ có cách chăm sóc khác nhau. Vì vậy, trước khi quyết định nuôi một giống chó nào thì bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng về chúng.

Chăm sóc chó núi Bern

Cách chăm sóc chó cảnh

Đây là một trong những giống chó lớn nhất và tình cảm nhất trên thế giới.

Do có kích thước to lớn, chúng cần ăn theo chế độ đặc biệt (chẳng hạn như không ăn vặt).

Nếu nuôi giống chó này, bạn cần thường xuyên chải chuốt bộ lông dày của chúng, vì chúng sẽ rụng khá nhiều lông.

Nếu bạn đã từng có kinh nghiệm nuôi chó lông dài thì việc chải lông cho chó núi Bern sẽ vô cùng đơn giản.

Ví dụ, nếu bạn đã từng chăm sóc chó Newfoundland, bạn sẽ dễ dàng học cách chăm sóc chó núi Bern hơn.

Tuy nhiên, dù bạn có kinh nghiệm nuôi chó Newfoundland hay không thì bạn vẫn sẽ phải học hỏi khá nhiều.

Một điều nữa cần lưu ý là hãy chăm sóc xương khớp cho chó núi Bern cẩn thận.

Xương khớp của giống chó này chỉ hình thành hoàn chỉnh khi chúng được hai tuổi.

Vì vậy hãy đảm bảo không để chó núi Bern nhảy hoặc chạy trên những bề mặt cứng cho đến khi chúng đủ trưởng thành.

Chăm sóc chó Husky

Cách chăm sóc chó cảnh

Khi nhắc đến cách chăm sóc chó cảnh Husky, đây là loài chó cực kỳ hiếu động.

Đó là lý do tại sao chúng cần tập thể dục nhiều hơn để kiểm soát mức năng lượng của chúng.

Giống chó này cũng rụng nhiều lông nên chải lông thường là một phần trong thói quen hàng ngày của những người nuôi Husky.

Husky khá nhạy cảm với nhiệt độ ấm áp. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên vì nguồn gốc của chúng là ở vùng Sibir lạnh giá.

Do đó, nếu bạn sống ở những vùng có khí hậu ấm áp, tránh cho chúng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và chỉ đưa chúng đi dạo trong bóng râm hoặc khi thời tiết mát mẻ.

XEM THÊM:

Chăm sóc chó Maltese

Cách chăm sóc chó cảnh

Dưới đây là một số yêu cầu riêng đối với những chú cún nhỏ đáng yêu này:

Chúng siêu nhạy cảm với nhiệt độ, cả khi lạnh và nóng. Vì vậy, hạn chế cho thú cưng đi dạo khi trời quá lạnh hoặc quá nóng.

Các chuyên gia khuyên bạn nên tắm cho Maltese ba tuần một lần để giữ cho bộ lông lộng lẫy của chúng trông sạch sẽ, mềm mượt và sáng bóng.

Hãy cắt tỉa lông tai của chúng. Lông thừa và ráy tai đọng lại có thể làm tai chó bị nhiễm trùng.

Giống chó này dễ bị chảy nước mắt thành vệt, vì vậy các chuyên gia chăm sóc chó khuyên chủ nuôi nên rửa mắt hàng ngày cho thú cưng bằng nước ấm.

Chỉ cho chó Maltese uống nước đóng chai vì hàm lượng khoáng chất cao trong nước máy làm cho tình trạng chảy nước mắt của chúng trở nên tồi tệ hơn.

Nếu tình trạng này kéo dài, hãy cho chó đi khám mắt. Tình trạng chảy nước mắt thành vệt có thể do dị ứng, tắc ống dẫn nước mắt hoặc một số vấn đề về sức khỏe khác gây ra.

Chăm sóc chó tha mồi Labrador

Cách chăm sóc chó cảnh

Đây là giống chó phổ biến nhất ở Mỹ trong nhiều năm, nhưng cách chăm sóc chó cảnh này khá đặc biệt vì chúng dễ bị béo phì.

Làm thế nào để chăm sóc những chú chó Lab đáng yêu này? Hãy cho chúng tập thể dục nhiều hơn và cắt giảm lượng calo trong thức ăn đi. Hạn chế cho chúng ăn vặt nữa.

Chăm sóc chó săn Basset

Cách chăm sóc chó cảnh

Đôi tai dài, khuôn mặt nhăn nheo và đôi mắt cụp xuống là những đặc điểm cực kỳ thú vị của giống chó này.

Nhưng đây cũng là những lý do chó săn Basset nằm trong danh sách những giống chó cần được chăm sóc cẩn thận.

Các nếp gấp trên da của chúng cần được làm sạch thường xuyên vì vi khuẩn rất dễ làm tổ trên những khu vực này.

Bạn cũng cần vệ sinh mắt và tai của chó để tránh tình trạng nhiễm trùng.

Chăm sóc chó Chow Chow

Cách chăm sóc chó cảnh

Chow Chow nổi tiếng là “thỏi nam châm” chuyên hút bọ chét và ve. Những loài ký sinh trùng này ẩn náu rất nhiều trong lớp lông dày của chó.

Vì vậy, phòng chống ve và bọ chét là vấn đề thường ngày của những người nuôi chó Chow chow.

Những vấn đề về sức khỏe mà giống chó này mắc phải bao gồm bệnh về mắt, khó thở, bệnh khớp, chứng loạn sản xương hông và khuỷu chân, và các vấn đề về tuần hoàn.


Câu hỏi thường gặp liên quan đến cách chăm sóc chó cảnh


Chó đi vệ sinh bao nhiêu lần một ngày?

Cách chăm sóc chó cảnh

Mỗi con chó có những nhu cầu đặc biệt riêng. Tuy nhiên, các bác sĩ thú y khuyên rằng bạn nên để chó ra ngoài “làm việc của chúng” ít nhất ba đến năm lần một ngày. Chó trưởng thành đi vệ sinh khoảng 6 – 8 giờ/ lần.

Chó có dễ chăm sóc không?

Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm của bạn. Chó cần được chăm sóc và yêu thương; bạn cần cho chúng ăn, đưa chúng đi dạo, để chúng nghỉ ngơi.

Bạn cũng cần đưa chúng đến chỗ bác sĩ thú y. Đối với một số người, những việc cần làm khi nuôi chó có vẻ chỉ giống như hoàn thành trách nhiệm. Nhưng đối với những người khác, nuôi chó trở thành một thú vui,

Chó có thể ăn chuối không?

Cách chăm sóc chó cảnh

Về dinh dưỡng trong cách chăm sóc chó cảnh. chó có thể ăn chuối và đôi khi loại trái cây này được bác sĩ thú y vô cùng khuyến khích. Chuối chứa nhiều kali, vitamin B6 và vitamin C.

Bạn có thể nghiền chuối và trộn vào thức ăn của chó, nhưng hãy lưu ý – chuối rất nhiều đường nên thỉnh thoảng mới cho chó ăn như những món ăn vặt đặc biệt.

Vỏ chuối không độc đối với chó, nhưng chó khó tiêu hóa được vỏ chuối và dễ bị tắc ruột nếu nuốt phải vỏ chuối.

XEM THÊM:

Không nên cho chó ăn gì?

Có một số loại thức ăn tuy vô hại với con người nhưng có thể gây độc cho chó. Những loại thức ăn đó bao gồm:

  • Rượu
  • Thịt xông khói và các loại thịt mỡ khác
  • Kẹo và kẹo cao su
  • Chocolate
  • Sản phẩm từ sữa
  • Tỏi và hành tây
  • Nho và nho khô
  • Trứng sống
  • Đồ ăn mặn (bánh quy và bỏng ngô nhiều muối)
  • Đường
  • Xylitol (chất tạo ngọt)
  • Men nở bánh mì

Bạn có thể để chó một mình trong nhà bao lâu?

Cách chăm sóc chó cảnh

Bạn không nên để chó ở một mình quá lâu. Chó trưởng thành có thể ở một mình trong tối đa 6 giờ.

Nếu chúng đã quen, bạn có thể tăng dần thời gian ở một mình của chúng lên 8 giờ.

Những chú chó con thì chỉ ở một mình được từ 2 – 4 giờ. Nếu bạn vắng nhà dài ngày, hãy kiếm thêm bạn cho chó hoặc cho chúng chơi đồ chơi để chúng bớt cô đơn.

Điều gì khiến một con chó hạnh phúc?

Cách chăm sóc chó cảnh

Về tình cảm trong cách chăm sóc chó cảnh, không điều gì có thể khiến chó hạnh phúc hơn việc dành thời gian ở bên cạnh chủ nhân của mình.

Đi dạo, chơi đùa, chạy nhảy – đây là những hoạt động mà chó con thích làm với chủ của mình.

Các hoạt động khác mang lại niềm vui cho chó bao gồm nhai đồ, đánh hơi và chơi với những chú chó khác.

Điểm mấu chốt là, một con chó hạnh phúc là một con chó khỏe mạnh, được cho ăn đầy đủ, được chăm sóc tốt và luôn nhận được tình yêu thương của chủ nhân.

Tại sao chó không đi tiểu cả ngày?

Cách chăm sóc chó cảnh

Tình trạng bí tiểu ở chó có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân, có thể là do trong bàng quan có vật cản hoặc niệu đạo hay đường tiết niệu bị nhiễm trùng.

Chó rất hay mắc phải những căn bệnh này. Không thể đi tiểu là tình trạng khá nghiêm trọng.

Hãy tưởng tượng xem bạn sẽ cảm thấy như thế nào nếu cả ngày chưa đi tiểu.

Nếu bạn phát hiện hoặc nghi ngờ chó của bạn bị nhiễm trùng đường tiểu, hãy đưa chó đến chỗ bác sĩ thú y.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chó nhịn tiểu quá lâu?

Cách chăm sóc chó cảnh

Bí tiểu có thể dẫn làm độc tố và vi khuẩn tích tụ trong nước tiểu, làm suy yếu cơ bàng quang hoặc tạo ra sỏi thận.

Trong một số trường hợp hiếm hoi về cách chăm sóc chó cảnh, chó còn có thể bị ung thư đường tiết niệu, mặc dù tình trạng này rất hiếm gặp ở chó.

Chó có thể nhịn đại tiện trong vòng bao lâu?

Thông thường, chó cần “đi vệ sinh” 30 phút sau khi ăn, nhưng chúng có thể nhịn được lâu hơn.

Chó đi ngoài một hoặc hai lần một ngày, nhưng một số con chó con lại đi ngoài ba hoặc bốn lần một ngày.

Nếu chó của bạn chưa đại tiện trong hơn hai ngày, chúng có thể bị táo bón.

Nuôi giống chó nào ít chi phí nhất?

Cách chăm sóc chó cảnh

Nhiều người tin rằng Chihuahua là giống chó dễ chăm sóc nhất vì chúng nhỏ, có thể sống ở mọi nơi.

Chúng có bộ lông mịn, có nghĩa là chúng rụng ít lông nên bạn không phải vất vả dọn lông trong nhà nữa.

Do có kích thước nhỏ nên việc chải chuốt, chăm sóc da móng của chúng rất dễ dàng.

Chihuahua hoàn toàn độc lập và chúng không cần hoạt động thể chất nhiều. Bạn chỉ cần cho chúng đi dạo một chút là được.

XEM THÊM:

Những giống chó nào độc lập nhất?

Cách chăm sóc chó cảnh

Nếu bạn đi làm hoặc phải ra ngoài trong thời gian dài thì những giống chó dưới đây được sinh ra để dành cho bạn:

  • Chó săn Basset
  • Chó Basenji
  • Chó Ngao bò
  • Chó Chihuahua
  • Chó Bull Pháp
  • Chó Greyhound
  • Chó Sa Bì

Làm cách nào để chó mau hết tiêu chảy?

Cách chăm sóc chó cảnh

Khi nói về cách chăm sóc chó cảnh liên quan đến tiêu chảy, bước đầu tiên để ngăn chặn tình trạng tiêu chảy nhẹ (không kèm theo những tình trạng khác) ở những con chó trưởng thành khỏe mạnh là bù đủ nước cho chúng.

Cho chúng uống đủ nước, từ nước lọc, nước luộc thịt gà, thịt bò tới nước vo gạo.

Không cho chúng ăn trong vòng 24h. Sau khoảng thời gian này, hãy dần cho chúng ăn thức ăn đặc.

Bạn cũng có thể cho chúng uống thuốc bảo vệ đường ruột như Kaolin and Pectin hoặc Pepto-Bismol; tuy nhiên, hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ thú y trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.

Nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài hoặc kèm theo nôn mửa, hãy đưa chó đến chỗ bác sĩ thú y để kịp thời xử lý.

Chó có thể ăn thịt xông khói không?

Cách chăm sóc chó cảnh

Thỉnh thoảng bạn có thể chó ăn thịt xông khói. Tuy nhiên, hãy cố gắng hạn chế cho chó ăn quá nhiều thịt xông khói và thịt mỡ vì những loại thịt này có thể làm chúng mắc các bệnh về tim mạch và béo phì.

Kết luận

Chó là sinh vật thật tuyệt vời! Chúng sẽ trung thành và gắn bó với bạn mãi mãi. Vậy cớ gì mà chúng ta không thể áp dụng cách chăm sóc chó cảnh thật tốt? Sau tất cả, chó có lẽ là sinh vật duy nhất yêu thương con người hơn chính bản thân chúng. Vì vậy, chúng xứng đáng nhận được những điều tốt đẹp nhất trên thế giới này.


? Gọi 0707.76.07.96 Để Mua Đồ Ăn – Phụ Kiện Thú Cưng Giá Rẻ

? Tư vấn trực tuyến tại: m.me/PetShopSaigon.vn

Pet Shop Sài Gòn là cửa hàng cung cấp thức ăn và phụ kiện thú cưng hàng đầu tại TP.HCM.

Với hơn 1000 sản phẩm dành cho thú cưng nhập khẩu chính hãng, shop là nơi mua hàng tin cậy của tín đồ yêu chó mèo tại Việt Nam.

Shop cho chó: https://petshopsaigon.vn/shop-cho-cho

Shop cho mèo: https://petshopsaigon.vn/shop-cho-meo

MUA NGAY nhận ? FREE Ship ? Giảm giá SHOCK ? Quà tặng HẤP DẪN

 

Sản phẩm liên quan

Tin tức mới

Cách chăm chó con mới đẻ khoa học nhất

Cách chăm chó con mới đẻ liệu có đơn giản không? Đối với nhiều người, việc nuôi một chú chó con từ khi mới sinh đến khi trưởng thành cũng tương tự như nuôi một em bé. Khi chăm sóc cún, bạn cần thấu ...

Xem thêm

Đuôi mèo hình dấu hỏi mang ý nghĩa gì?

Đuôi mèo dấu hỏi có bao giờ làm bạn bất ngờ? Bạn đã bao giờ thấy đuôi mèo hình dấu hỏi chưa? Đuôi của mèo sẽ dựng đứng và có một đường cong ở cuối đuôi – đây hẳn là một cảnh tượng rất kỳ lạ. Nếu bạn ...

Xem thêm

Cách chăm sóc vết thương hở cho mèo

Vết thương là những tổn thương trên da hoặc các mô bên dưới da. Nó có thể là vết thương hở, chẳng hạn như các vết cắt, hoặc vết thương kín, chẳng hạn như vết dập hoặc vết bầm ...

Xem thêm

Dấu hiệu mèo bị sốt phát hiện như thế nào?

Dấu hiệu mèo bị sốt làm sao để nhận biết? Con mèo của bạn có đang bị sốt không? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến một vài dấu hiệu phổ biến nhất giúp bạn phát hiện điều này. Sau khi cùng ...

Xem thêm

Tai mèo nóng có sao không? Xử trí như thế nào?

Tai mèo nóng có sao không? Khi ôm mèo, bạn có thể cảm nhận được đôi tai nhỏ của chúng khá nóng, mèo là loài nổi tiếng với việc che giấu bệnh và sự đau đớn; vì vậy, có lẽ bạn sẽ thắc mắc liệu tai mèo ...

Xem thêm

0707760796

0707760796 Zalo

Thức Ăn Phụ Kiện cho Thú Cưng Chó & Mèo

Cửa hàng bán thức ăn phụ kiện cho thú cưng tại tphcm

Petshosaigon.vn - Cửa hàng bán thức ăn quần áo phụ kiện cho thú cưng cho mèo

Bán thức ăn phụ kiện quần áo sữa tắm cho thú cưng

Thức ăn cho chó

thức ăn cho mèo

phụ kiện cho chó mèo

Thức ăn cho chó mèo

Mua thức ăn cho chó mèo tại tphcm

sữa tắm cho chó mèo

Pet shop sài gòn - cửa hàng bán phụ kiện thú cưng

mua thức ăn cho chó mèo

cửa hàng bán thức ăn phụ kiện cho chó mèo tại tphcm