Hotline bán hàng
Mua hàng
Thời gian 8h00-21h30
Giao hàng toàn quốc
Nhận hàng 2-4 ngày

Mèo con hắt xì có nguy hiểm không? Nguyên nhân là gì?

11030 lượt xem

Mèo con hắt xì đôi khi là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó. Nếu bạn nhận thấy mèo con của mình hắt hơi nhiều, thì bạn nên đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y để được chăm sóc. Thông thường, ho và hắt hơi là dấu hiệu của nhiễm trùng đường hô hấp trên; tuy nhiên, cũng có thể do các vấn đề khác gây ra. Với một số biện pháp chăm sóc hỗ trợ tại nhà cùng với sự giúp đỡ của bác sĩ thú y, thì mèo con của bạn sẽ sớm bình phục.

Mèo con hắt xì


Nguyên nhân mèo con hắt xì là gì?


Mèo con hắt xì vì nhiều lý do. Sau đây là một vài nguyên nhân phổ biến khiến mèo con hắt xì:

  • Thức ăn có mùi lạ hoặc độc hại, ví dụ như từ các sản phẩm làm sạch hoặc thức ăn cay.
  • Các chất kích thích trong không khí, chẳng hạn như bụi, bụi từ cát mèo, phấn hoa, nước hoa hoặc khói thuốc lá
  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên
  • Viêm khoang mũi hoặc xoang
  • Có dị vật trong đường mũi, chẳng hạn như một cọng cỏ hoặc một mảnh lông vũ
  • Mèo quá phấn khích
  • Viêm mũi dị ứng hoặc hen suyễn (phổ biến hơn ở mèo trưởng thành)
  • Các vấn đề về răng miệng gây viêm và sưng ảnh hưởng đến xoang (phổ biến hơn ở mèo trưởng thành)
  • Ung thư (hiếm gặp)

Nếu tình trạng mèo con hắt xì vẫn tiếp diễn, thì có thể có điều gì đó nghiêm trọng hơn đang diễn ra. Hãy chú ý về quy luật thời gian hoặc xem coi có ai xung quanh đang hút thuốc hoặc xịt nước hoa không? Tuy nhiên, trong hầu hết mọi trường hợp, mèo con của bạn có thể bị nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Nhiễm trùng đường hô hấp trên (URI)

Nhiễm trùng đường hô hấp trên (URI) thường gặp ở mèo con, đặc biệt nếu chú mèo của bạn đến từ khu vực có nhiều mèo chẳng hạn như các trung tâm nhận chăm sóc thú cưng hoặc mèo lang thang. Những bệnh nhiễm trùng này có thể do vi – rút, vi khuẩn, nấm hoặc hỗn hợp các mầm bệnh gây ra và thường rất dễ lây lan.

Các triệu chứng bao gồm:

  • Hắt xì
  • Chảy nước mũi (thông thường, nước mũi sẽ trong, tuy nhiên cũng có thể có màu vàng, hơi xanh hoặc thậm chí có máu trong một vài trường hợp nặng)
  • Chảy nước mắt (thông thường nước mắt sẽ không có màu, tuy nhiên, cũng có thể có màu vàng hoặc hơi xanh trong một vài trường hợp nghiêm trọng)
  • Chán ăn
  • Lờ đờ và không muốn vận động
  • Mất nước
  • Xuất hiện các vết loét trên lưỡi hoặc trong miệng
  • Ho
  • Có hành động nuốt liên tục
  • Hạch bạch huyết mở rộng
  • Khó thở
  • Chảy nước dãi

Các triệu chứng URI thường kéo dài khoảng 1 tuần và có thể tự khỏi. Đối với các trường hợp nghiêm trọng hơn hoặc mãn tính, thì có thể kéo dài nhiều tuần hoặc tiếp tục lặp đi lặp lại trong suốt quãng đời còn lại của mèo con.

Thủ phạm phổ biến nhất là vi – rút viêm mũi họng (còn được gọi là vi – rút Herpes ở mèo) và Calicillin. Cả hai loại vi – rút này đều rất dễ lây lan giữa những chú mèo. Bệnh Herpes Feline thường bao gồm viêm kết mạc (kích ứng mắt), trong khi Calicivirus được biết đến là gây ra các vết loét trên lưỡi. Một khi mèo bị nhiễm Herpes, thì việc điều trị sẽ nhằm mục đích là làm giảm các triệu chứng. Trong tương lai, nếu mèo con của bạn bị căng thẳng hoặc hệ miễn dịch của chúng bị tổn hại, thì bệnh sẽ có nguy cơ tái phát rất cao. Cả hai bệnh này đều không lây sang người.

Rất may, hiện nay đã vắc – xin cho cả Herpesvirus và Calicillin. Tên của loại vắc – xin bao gồm khả năng bảo vệ đối với hai bệnh này là Feline Distemper Vaccine, RCP (R cho viêm mũi khí quản và C cho vi – rút calicivirus) và FVRCP (FVR cho viêm mũi khí quản do vi-rút ở mèo và C cho vi-rút calicivirus). Trên thực tế, vắc-xin không thể chữa khỏi bệnh cho mèo (trong trường hợp mèo nhiễm bệnh), nhưng vắc-xin sẽ giúp bảo vệ mèo khỏi các bệnh nhiễm trùng trong tương lai và làm giảm các triệu chứng. Điều quan trọng là bạn cần phải tuân theo lời khuyên của bác sĩ để đảm bảo mèo con phát triển đầy đủ khả năng miễn dịch.

Một vài bệnh nhiễm trùng khác có thể khiến mèo con hắt xì bao gồm: vi – rút gây suy giảm miễn dịch ở mèo (FIV), bệnh bạch cầu ở mèo (FeLV), viêm phúc mạc truyền nhiễm ở mèo (FIP), Chlamydia, Bordetella và Mycoplasma. Hiện nay, đã có những xét nghiệm nhanh có thể kiểm tra FIV và FeLV, vì vậy, bạn nên xét nghiệm tất cả cho mèo con trước khi đưa chúng về nhà để ngăn ngừa sự lây lan sang những chú mèo khác của bạn. Một số bệnh có thể tiêm phòng nếu mèo của bạn có nguy cơ bị nhiễm.

Tuy nhiên, việc điều trị sẽ tùy thuộc vào tình trạng chung của mèo con và nguyên nhân gây ra nhiễm trùng đường hô hấp trên. Trong những trường hợp nhẹ, bác sĩ thú y sẽ đưa ra chẩn đoán sơ bộ dựa trên việc kiểm tra mèo con và tiền sử bệnh của chúng. Mèo có thể sẽ được truyền dịch dưới da để chống mất nước và được kê một vài loại thuốc có thể giảm bớt triệu chứng và giải quyết sự khó chịu do vi khuẩn gây ra.

Một vài loại thuốc phổ biến có thể được đưa vào kế hoạch điều trị cho mèo bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh đối với nhiễm trùng do vi khuẩn
  • Thuốc kháng vi-rút hoặc axit amin Lysine đối với nhiễm vi-rút
  • Thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ
  • Thuốc nhỏ mũi
  • Steroid để chống viêm

Nếu mèo của bạn thực sự bị ốm hoặc không đáp ứng được liệu pháp điều trị ban đầu, thì có thể bác sĩ thú y sẽ khuyên bạn cho mèo lấy mẫu bệnh phẩm ở cổ họng hoặc mắt để gửi đến phòng thí nghiệm, nhằm xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Đây cũng là một lựa chọn tốt nếu bạn muốn mèo được chẩn đoán cụ thể.

Khi ở nhà, có thể mèo sẽ cần thêm một vài TLC để giúp chúng cảm thấy tốt hơn. Nhiễm trùng đường hô hấp có thể làm giảm chức năng của khứu giác và vị giác, dẫn đến việc mèo ăn không ngon. Để khuyến khích mèo ăn, bạn nên cho mèo ăn thức ăn ướt có mùi thịt thơm ngon, hãy hâm nóng trong lò để tăng thêm mùi thơm. Ngoài ra, bác sĩ thú y cũng có thể sẽ khuyên bạn nên sử dụng máy tạo độ ẩm để làm dịu đường mũi của mèo. Nếu bạn không có máy tạo độ ẩm, bạn có thể cho mèo vào phòng tắm khi đang tắm nước nóng, lúc này hơi nước được tạo ra sẽ giúp mèo dễ thở hơn.

Viêm mũi và viêm xoang

Viêm mũi (viêm đường mũi) và viêm xoang có thể tự xảy ra hoặc do nhiễm trùng đường hô hấp trên. Các mô mỏng manh ở  khu vực này có thể bị kích ứng bởi nhiều yếu tố, bao gồm khói thuốc lá, sản phẩm tẩy rửa, phấn hoa, bụi, nấm mốc và nước hoa. Ngoài ra, mèo cũng có thể bị kích ứng do dị vật mắc kẹt trong đường mũi, chẳng hạn như cỏ hoặc tóc.

Các triệu chứng rất giống với nhiễm trùng đường hô hấp trên, tuy nhiên, mèo sẽ luôn luôn bị chảy nước mũi, hắt hơi, sụt sịt hoặc khịt mũi. Thậm chí, mèo của bạn có thể ngoáy mũi do bị kích thích và cảm thấy khó chịu. Trong các trường hợp nhẹ, nước mũi sẽ không có màu, tuy nhiên, tình trạng viêm nhiễm sẽ khiến mèo con dễ bị nhiễm trùng thứ cấp do vi khuẩn hoặc nấm, điều này sẽ dẫn đến việc dịch tiết trở nên đặc hơn, có màu vàng, xanh lá cây, thậm chí là có máu.

Nếu bác sĩ thú y nghi ngờ mèo của bạn bị viêm mũi hoặc viêm xoang (hoặc viêm mũi xoang nếu cả hai vùng đều bị ảnh hưởng), thì họ sẽ lấy mẫu để gửi đi xét nghiệm, nhằm xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, sau khi đưa ra kết quả, bác sĩ thú y sẽ dễ dàng hơn trong việc chọn thuốc để giải quyết nhiễm trùng ở mèo.

Đối với việc mèo con có dị vật trong mũi, trong một vài trường hợp bạn có thể dễ dàng nhìn thấy được, tuy nhiên, một vài trường hợp khác sẽ cần thực hiện chụp X – quang, chụp CT hoặc cộng hưởng từ. Không những vậy, mèo con có thể sẽ được rửa mũi, lấy mẫu hoặc soi mũi, bác sĩ sẽ thực hiện như sau, họ sẽ đưa một chiếc máy ảnh nhỏ vào trong mũi của mèo để tìm kiếm nguyên nhân khiến mèo con hắt xì. Thông thường, dị vật có thể được loại bỏ thông qua nội soi mũi, tuy nhiên, nếu nghiêm trọng, mèo sẽ có thể cần phải phẫu thuật.

Tình trạng viêm nhiễm kéo dài có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho đường mũi của mèo con, vì vậy việc chăm sóc thú y kịp thời là điều rất quan trọng. Mèo bị viêm mũi mãn tính sẽ bị sổ mũi dai dẳng, dễ bị nhiễm trùng thứ cấp và mắc các bệnh về đường hô hấp.

Hen suyễn và dị ứng

Hen suyễn và dị ứng thường được nhìn thấy ở mèo trưởng thành, tuy nhiên, mèo con cũng vẫn có nguy cơ mắc phải. Mèo mắc bệnh hen suyễn thường sẽ bị ho và hắt hơi dai dẳng, đồng thời cũng có thể bị khó thở. Trên thực tế, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy các triệu chứng tăng hoặc giảm dần theo thời gian trong năm, hoặc có sự khác biệt khi mèo được ra ngoài.  Bệnh hen suyễn ở mèo có thể có thể do dị ứng, một số yếu tố có thể khiến mèo bị dị ứng bao gồm: phấn hoa, các loại cây, cỏ cụ thể và mạt bụi.

Đối với dị ứng môi trường, phần lớn mèo sẽ có biểu hiện tổn thương da hơn là hắt hơi, ngoài ra chúng cũng bị ngứa mắt như con người.

Chẩn đoán bệnh hen suyễn ở mèo thường được thực hiện bằng cách khám và chụp X-quang để kiểm tra phổi của mèo. Dị ứng thì có thể chẩn đoán thông qua xét nghiệm máu, tuy nhiên, xét nghiệm da vẫn là tiêu chuẩn vàng. Về việc điều trị, thông thường mèo sẽ được dùng thuốc chống viêm trong phổi, hoặc các liệu pháp miễn dịch nếu có dị ứng.

Nguyên nhân do tiêm phòng

Mèo con hắt xì thoáng qua ngay sau khi tiêm vắc – xin phòng bệnh đường hô hấp. Lý do tại sao điều này lại xảy ra? Tiêm vắc – xin chính là tiêm mầm bệnh đã được làm yếu đi, không còn khả năng gây bệnh – điều này sẽ giúp kích thích hệ miễn dịch của mèo tạo kháng thể để chống lại loại bệnh đó. Một số loại vắc-xin có thể gây ra các triệu chứng bệnh nhẹ, mèo sẽ tự khỏi trong vòng vài ngày. Khi mèo con của bạn được tiêm vắc-xin, bạn nên hỏi bác sĩ về các tác dụng phụ có thể có để dễ dàng hơn trong việc chăm sóc mèo con.

Mèo con hắt xì


Khi nào thì nên đưa mèo con đi gặp thú y?


Mèo con rất dễ bị bệnh vì hệ miễn dịch của chúng chưa phát triển hoàn toàn. Nếu mèo con của bạn chỉ thỉnh thoảng hắt hơi và vẫn vui vẻ, khỏe mạnh, thì bạn có thể theo dõi chúng tại nhà. Tuy nhiên, nếu mèo con hắt xì dai dẳng và có triệu chứng khác, thì bạn nên đưa mèo đến gặp bác sĩ thú y để mèo được điều trị kịp thời, trước khi vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn.

Hãy đưa mèo đến gặp bác sĩ thú y ngay nếu mèo con của bạn:

  • Hắt hơi thường xuyên
  • Chảy nước mắt
  • Chảy nước mũi
  • Hắt hơi ra máu
  • Lờ đờ, không vận động
  • Ăn không ngon
  • Sụt cân
  • Ho
  • Hạch bạch huyết to (bạn có thể sờ thấy chúng dưới cằm)

Mèo con của bạn có thể chỉ đơn giản là bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, nhưng cũng có thể chúng bị nhiễm trùng thứ cấp do hệ miễn dịch yếu.


Cách điều trị mèo con hắt xì


Trong hầu hết mọi trường hợp mèo con hắt xì, thì bạn có thể điều trị cho chúng tại nhà bằng cách chăm sóc mèo kỹ càng, chẳng hạn như hâm nóng thức ăn để khuyến khích chúng ăn, giữ ấm cho mèo con, làm sạch mũi và mắt nếu cần, sử dụng máy tạo độ ẩm và truyền dịch dưới da để cấp nước cho mèo. Ngoài ra, bạn cũng cần tách mèo con bị bệnh ra khỏi những chú mèo khác, rửa tay thật sạch sau khi tiếp xúc với mèo bệnh để hạn chế nguy cơ lây lan.

Đối với các trường hợp nghiêm trọng hơn, mèo sẽ cần được chẩn đoán và thực hiện các liệu pháp điều trị chuyên sâu. Các chẩn đoán mà bác sĩ thú y có thể đề nghị bao gồm xét nghiệm máu, phân tích nước tiểu, chụp X-quang, CT hoặc MRI, rửa mũi để lấy mẫu và lấy sinh thiết để kiểm tra. Mèo con bị bệnh nặng có thể sẽ được cho ăn bằng ống dẫn thức ăn, ngoài ra, mèo có thể sẽ cần phải nhập viện được được truyền dịch tĩnh mạch và điều trị tích cực hơn.

Đối với mèo mắc phải bệnh về đường hô hấp mãn tính, bác sĩ thú y sẽ điều chỉnh kế hoạch điều trị để kiểm soát các triệu chứng của mèo. Mèo sẽ được dùng thuốc hàng ngày để ngăn ngừa, hạn chế sự khó chịu, hoặc sử dụng thuốc khi mèo tái phát.

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn cái nhìn rõ nhất về triệu chứng mèo con hắt xì rồi nhé. Tốt nhất là bạn nên đưa mèo đi kiểm tra sức khỏe tại các trung tâm thú y để đảm bảo sức khỏe mèo con được chăm sóc tốt nhất nhé!

XEM THÊM BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ:

 

Tin tức mới

Cách chăm chó con mới đẻ khoa học nhất

Cách chăm chó con mới đẻ liệu có đơn giản không? Đối với nhiều người, việc nuôi một chú chó con từ khi mới sinh đến khi trưởng thành cũng tương tự như nuôi một em bé. Khi chăm sóc cún, bạn cần thấu ...

Xem thêm

Đuôi mèo hình dấu hỏi mang ý nghĩa gì?

Đuôi mèo dấu hỏi có bao giờ làm bạn bất ngờ? Bạn đã bao giờ thấy đuôi mèo hình dấu hỏi chưa? Đuôi của mèo sẽ dựng đứng và có một đường cong ở cuối đuôi – đây hẳn là một cảnh tượng rất kỳ lạ. Nếu bạn ...

Xem thêm

Cách chăm sóc vết thương hở cho mèo

Vết thương là những tổn thương trên da hoặc các mô bên dưới da. Nó có thể là vết thương hở, chẳng hạn như các vết cắt, hoặc vết thương kín, chẳng hạn như vết dập hoặc vết bầm ...

Xem thêm

Dấu hiệu mèo bị sốt phát hiện như thế nào?

Dấu hiệu mèo bị sốt làm sao để nhận biết? Con mèo của bạn có đang bị sốt không? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến một vài dấu hiệu phổ biến nhất giúp bạn phát hiện điều này. Sau khi cùng ...

Xem thêm

Tai mèo nóng có sao không? Xử trí như thế nào?

Tai mèo nóng có sao không? Khi ôm mèo, bạn có thể cảm nhận được đôi tai nhỏ của chúng khá nóng, mèo là loài nổi tiếng với việc che giấu bệnh và sự đau đớn; vì vậy, có lẽ bạn sẽ thắc mắc liệu tai mèo ...

Xem thêm

0707760796

0707760796 Zalo

Thức Ăn Phụ Kiện cho Thú Cưng Chó & Mèo

Cửa hàng bán thức ăn phụ kiện cho thú cưng tại tphcm

Petshosaigon.vn - Cửa hàng bán thức ăn quần áo phụ kiện cho thú cưng cho mèo

Bán thức ăn phụ kiện quần áo sữa tắm cho thú cưng

Thức ăn cho chó

thức ăn cho mèo

phụ kiện cho chó mèo

Thức ăn cho chó mèo

Mua thức ăn cho chó mèo tại tphcm

sữa tắm cho chó mèo

Pet shop sài gòn - cửa hàng bán phụ kiện thú cưng

mua thức ăn cho chó mèo

cửa hàng bán thức ăn phụ kiện cho chó mèo tại tphcm