Hotline bán hàng
Mua hàng
Thời gian 8h00-21h30
Giao hàng toàn quốc
Nhận hàng 2-4 ngày

Mèo con phải tiêm những mũi gì?

10295 lượt xem

Mèo con phải tiêm những mũi gì? Chú mèo con của bạn xứng đáng có được sự khởi đầu tốt nhất trong cuộc sống. Điều này có nghĩa là bạn cần cung cấp cho chúng mọi thứ để chúng phát triển khỏe mạnh và vui vẻ. Vắc – xin là một yếu tố quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cho mèo con. Tiêm phòng đầy đủ sẽ giúp mèo không bị bệnh và không lây lan bệnh tật.


Vì sao cần phải tiêm phòng cho mèo con?


Đối với mèo con mới sinh, hệ miễn dịch của chúng vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh vì thế chúng không thể tự mình chống lại bệnh tật. Tuy nhiên, chúng lại nhận được sự bảo vệ từ mèo mẹ. Mèo mẹ sẽ cung cấp cho mèo con một loại sữa giàu kháng thể – gọi là sữa non.  Những kháng thể này của mẹ sẽ tạo cho mèo con khả năng miễn dịch tạm thời để chống lại bệnh tật. Sự bảo vệ đến từ kháng thể của mèo mẹ sẽ mất dần sau vài tuần.  

Trên thực tế, không có cách nào để xác định chính xác thời điểm mà mèo con mắc bệnh, vì thế, trong nỗ lực bảo vệ mèo con khỏi bệnh tật, vắc – xin đã ra đời để kích hoạt phản ứng miễn dịch và ngăn ngừa sự lây nhiễm bệnh trong tương lai.

Mèo con phải tiêm những mũi gì


Cách thức hoạt động của việc tiêm phòng cho mèo con


Mèo con sẽ được tiêm một loạt các loại vắc-xin trong khoảng thời gian từ 8 đến 12 tuần, bắt đầu từ 6 đến 8 tuần tuổi. Một số vắc-xin có thể kết hợp được với nhau trong cùng một mũi – được gọi là vắc-xin kết hợp. Khi bạn đưa mèo con đến gặp bác sĩ thú y lần đầu tiên, họ sẽ đề cập đến lịch tiêm phòng cho mèo con, cũng như các phương pháp điều trị khác, chẳng hạn như tẩy giun và phòng ngừa ký sinh trùng.

Khi tiêm vắc-xin, mèo sẽ cảm thấy hơi nhói hoặc châm chích; tuy nhiên, có nhiều chú mèo lại hoàn toàn không có phản ứng.

Ở lần tiêm vắc-xin đầu tiên, bác sĩ thú y sẽ kiểm tra sức khỏe cho mèo trước rồi mới tiến hành tiêm. Những chú mèo bị sốt hoặc bị bệnh sẽ không thể tiêm vắc-xin vì vắc-xin sẽ không có hiệu quả và việc tiêm vắc-xin khi mèo đang bệnh sẽ khiến mèo cảm thấy tồi tệ hơn.

Sau khi tiêm vắc-xin, khả năng miễn dịch sẽ không xuất hiện ngay lập tức. Thông thường, sẽ mất khoảng 7 đến 10 ngày sau lần tiêm chủng thứ hai thì vắc-xin mới có hiệu quả. Tuy nhiên, mèo con lúc này vẫn còn kháng thể của mèo mẹ, nên chúng sẽ không bị bệnh.

Trên thực tế thì không có cách nào để xác định được liệu mèo con còn kháng thể của mèo mẹ hay không, vì vậy việc chích nhắc là điều rất cần thiết. Trong khoảng thời gian từ 16 đến 18 tuần tuổi, chúng ta không thể chắc chắn được điều gì về khả năng miễn dịch của mèo cho đến khi hoàn thành việc tiêm phòng. Bạn cần giữ mèo con tránh xa các loài động vật lạ cho đến khi tiêm đủ mọi loại vắc-xin.


Mèo con phải tiêm những mũi gì?


  • Bệnh dại: là một loại vi-rút gây tử vong có thể ảnh hưởng đến mèo cũng như con người. Vắc-xin dại là một loại vắc-xin cơ bản và được pháp luật yêu cầu phải tiêm phòng vì mức độ nghiêm trọng khi mắc bệnh. Tất cả mọi chú mèo (mèo con và mèo trưởng thành) đều phải tiêm phòng bệnh dại.
  • FVRCP: là viết tắt của viêm mũi khí quản do virus ở mèo (Feline Viral Rhinotracheitis, Calicivirus and Panleukopenia). Đây là loại vắc-xin cần thiết đối với mọi chú mèo. Calicivirus và viêm mũi họng là những loại virus phổ biến ở mèo gây ra nhiễm trùng đường hô hấp trên. Giảm bạch cầu, thường được gọi là bệnh Distemper ở mèo, đây là một bệnh rất dễ lây lan và thường gây tử vong, bệnh này ảnh hưởng đến các tế bào đang phát triển và phân chia nhanh chóng như tế bào trong ruột, tế bào tủy xương và bào thai đang phát triển.  
  • FeLV: FeLV hay còn gọi là virus gây bệnh bạc cầu ở mèo. Vắc-xin FeLV không quá cần thiết đối với mèo trưởng thành, nhưng lại là một loại vắc-xin rất cần thiết đối với mèo con dưới 1 tuổi. Đối với những chú mèo trưởng thành thường xuyên ở ngoài thì nên tiêm nhắc vắc-xin này hàng năm. Bệnh bạch cầu ở mèo là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất. Nó lây lan thông qua tiếp xúc với mèo nhiễm bệnh. FeLV có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe ở mèo, bao gồm ung thư và rối loạn hệ miễn dịch.
  • FIV: là viết tắt của virus gây suy giảm miễn dịch ở mèo, đây là một loại virus phổ biến ở mèo lây lan thông qua vết thương do bị cắn. Vắc-xin này không có sẵn ở Bắc Mỹ. Vắc-xin FIV không được coi đánh giá là rất quan trọng, vì thế, chỉ những chú mèo có nguy cơ tiếp xúc với FIV cao thì mới được khuyến nghị tiêm phòng. Mặc dù nhiều chú mèo dương tính với FIV vẫn có thể sống một cách bình thường, nhưng vẫn có những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe chẳng hạn như rối loạn hệ miễn dịch.

Mèo con phải tiêm những mũi gì


Lịch tiêm vắc xin tham khảo dành cho mèo con


Ngoài việc cần phải biết mèo con phải tiêm những mũi gì thì bạn cũng nên biết lịch tiêm phòng bệnh cho mèo con như thế nào là khoa học nhất.

TUỔI VẮC – XIN MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP BỔ SUNG KHÁC
Từ 6 tuần đến 8 tuần FVRCP Tẩy giun, xét nghiệm FeLV/FIV
Từ 9 tuần đến 11 tuần Chích nhắc FVRCP, FeLV Tẩy giun, phòng chống giun tim, bọ chét
Từ 12 tuần đến 15 tuần Chích nhắc FVRCP, FeLV Tẩy giun
Từ 16 tuần đến 20 tuần Chích nhắc FVRCP lần cuối, chích dại Xét nghiệm phân, xét nghiệm FeLV/FIV

Mỗi bác sĩ thú y đều sẽ có những ưu tiên riêng về thứ tự và tần suất tiêm phòng cho mèo, cũng như các thủ tục bổ sung, chẳng hạn như kiểm tra, tẩy giun và xét nghiệm. Chính vì thế, bạn nên trao đổi với bác sĩ thú y về lịch trình tiêm phòng tốt nhất và phù hợp nhất cho mèo.


Những rủi ro khi tiêm phòng cho mèo con


Trên thực tế, tiêm phòng vẫn có rủi ro, tuy nhiên lại rất hiếm gặp. Các phản ứng và tác dụng phụ của vắc-xin thường nhỏ và sẽ tự biến mất. Một số phản ứng và tác dụng phụ sau khi tiêm vắc – xin: đau, sưng, lờ đơ hoặc sốt nhẹ. Một phản ứng ít phổ biến nhưng tương đối nghiêm trọng đó là dị ứng – có thể khiến mèo tử vong nếu không được điều trị kịp thời.  Nếu chú mèo của bạn nổi mề đay, sưng mặt, nôn mửa, tiêu chảy hoặc khó thở, thì bạn cần đưa mèo đến gặp bác sĩ thú y ngay lập tức.  

Sarcoma tại vị trí tiêm (FISS – Feline Injection Site Sarcomas) có liên quan đến việc tiêm vắc-xin và các mũi tiêm ở mèo. Những khối u này rất hiếm, còn nguyên nhân hình thành lại chưa được công bố đầy đủ. Mặc dù việc mèo bị nổi hạch nhỏ tại vị trí tiêm chủng là một phản ứng phổ biến và nhẹ, nhưng nếu mèo bị u tại vị trí tiêm hơn 3 tháng và kích thước lớn hơn 2cm, thì bạn cần đưa mèo đến gặp bác sĩ thú y để họ kiểm tra cho mèo. Hầu hết các loại vắc – xin hiện này thường được tiêm ở các chi (dưới khuỷu tay hoặc đầu gối). 

Vì tiêm chủng kích thích hệ miễn dịch của mèo nên thường sẽ có nguy cơ phát triển chứng rối loạn tự miễn dịch. Tuy nhiên, nếu xét trên số lượng vật nuôi bị ảnh hưởng so với tất cả các vật nuôi được tiêm phòng thì điều này khá hiếm gặp. Trên thực tế, chứng rối loạn tự miễn dịch khá nghiêm trọng và khó điều trị. Một số bệnh có thể xảy ra bao gồm rối loạn máu, các vấn đề về thần kinh cơ và thậm chí là các vấn đề về da. 

Hầu hết các bác sĩ thú y và chuyên gia về thú cưng đều cho rằng lợi ích mà vắc-xin mang lại lớn hơn rất nhiều so với rủi ro, đặc biệt là đối với những loài động vật còn nhỏ, mới sinh. Khi đề cập đến việc chích nhắc cho mèo trưởng thành, thì hầu hết bác sĩ thú y đều áp dụng lịch trình ít thường xuyên hơn. Sau khi được tiêm hàng năm, thì nhiều loại vắc-xin dành cho mèo trưởng thành được khuyến nghị là chích nhắc mỗi 3 năm một lần.

Mèo con phải tiêm những mũi gì


Các câu hỏi thường gặp liên quan đến mèo con phải tiêm những mũi gì


Chi phí tiêm phòng cho mèo con là bao nhiêu?

Tùy thuộc vào nơi bạn ở, việc tiêm phòng cho mèo con có thể tiêu tốn khoảng 7 triệu cho năm đầu tiên. Nếu bạn nhận nuôi mèo từ nơi khác thì có thể mèo đã được tiêm chủng một phần (tùy thuộc vào độ tuổi của mèo) – chi phí tiêm phòng đã được tính và chi phí mua thú cưng của bạn.

(Xin lưu ý: nhận nuôi mèo con theo cách này là một điều tuyệt vời – bạn vừa có thể tiết kiệm chi phí, vừa có thể cứu được một mạng sống và cho chúng một mái ấm của riêng chúng)

Sau bao lâu thì có thể tiêm phòng bệnh dại cho mèo?

Sau khi tiêm phòng bệnh dại cho mèo con lần đầu, thì mèo sẽ cần chích nhắc bệnh dại mỗi 3 năm một lần. (Hiện nay, các loại vắc – xin 3 năm đang dần thay thế thành vắc – xin 1 năm)

Những bệnh nào ở mèo có thể ngăn ngừa được bằng cách tiêm phòng?

Bệnh dại, giảm bạch cầu ở mèo (Feline Distemper), herpesvirus ở mèo, calicivirus ở mèo, bệnh bạch cầu ở mèo (FeLV)virus gây suy giảm miễn dịch ở mèo (FIV).

Ngoài việc tìm hiểu mèo con phải tiêm những mũi gì, nếu bạn nghi ngờ thú cưng của mình bị bệnh, thì bạn hãy đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y ngay lập tức. Hãy cung cấp cho bác sĩ tình trạng hiện tại của mèo cũng như tiền sử bệnh để họ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.

XEM THÊM BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ:

 

Sản phẩm liên quan

Tin tức mới

Cách chăm chó con mới đẻ khoa học nhất

Cách chăm chó con mới đẻ liệu có đơn giản không? Đối với nhiều người, việc nuôi một chú chó con từ khi mới sinh đến khi trưởng thành cũng tương tự như nuôi một em bé. Khi chăm sóc cún, bạn cần thấu ...

Xem thêm

Đuôi mèo hình dấu hỏi mang ý nghĩa gì?

Đuôi mèo dấu hỏi có bao giờ làm bạn bất ngờ? Bạn đã bao giờ thấy đuôi mèo hình dấu hỏi chưa? Đuôi của mèo sẽ dựng đứng và có một đường cong ở cuối đuôi – đây hẳn là một cảnh tượng rất kỳ lạ. Nếu bạn ...

Xem thêm

Cách chăm sóc vết thương hở cho mèo

Vết thương là những tổn thương trên da hoặc các mô bên dưới da. Nó có thể là vết thương hở, chẳng hạn như các vết cắt, hoặc vết thương kín, chẳng hạn như vết dập hoặc vết bầm ...

Xem thêm

Dấu hiệu mèo bị sốt phát hiện như thế nào?

Dấu hiệu mèo bị sốt làm sao để nhận biết? Con mèo của bạn có đang bị sốt không? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến một vài dấu hiệu phổ biến nhất giúp bạn phát hiện điều này. Sau khi cùng ...

Xem thêm

Tai mèo nóng có sao không? Xử trí như thế nào?

Tai mèo nóng có sao không? Khi ôm mèo, bạn có thể cảm nhận được đôi tai nhỏ của chúng khá nóng, mèo là loài nổi tiếng với việc che giấu bệnh và sự đau đớn; vì vậy, có lẽ bạn sẽ thắc mắc liệu tai mèo ...

Xem thêm

0707760796

0707760796 Zalo

Thức Ăn Phụ Kiện cho Thú Cưng Chó & Mèo

Cửa hàng bán thức ăn phụ kiện cho thú cưng tại tphcm

Petshosaigon.vn - Cửa hàng bán thức ăn quần áo phụ kiện cho thú cưng cho mèo

Bán thức ăn phụ kiện quần áo sữa tắm cho thú cưng

Thức ăn cho chó

thức ăn cho mèo

phụ kiện cho chó mèo

Thức ăn cho chó mèo

Mua thức ăn cho chó mèo tại tphcm

sữa tắm cho chó mèo

Pet shop sài gòn - cửa hàng bán phụ kiện thú cưng

mua thức ăn cho chó mèo

cửa hàng bán thức ăn phụ kiện cho chó mèo tại tphcm