Chó bị dị ứng thức ăn là nguyên nhân khiến chúng luôn bị ngứa. Nếu chó nhà bạn bị ngứa nhưng không phải do thời tiết, có lẽ dạ dày của chúng khá nhạy cảm.
Tình trạng này còn được gọi là nhạy cảm với thực phẩm hoặc không dung nạp thực phẩm. Thông thường, chó bị ngứa do dị ứng với môi trường vào mùa xuân hoặc thu, nhưng khi chúng ngứa quanh năm, nguyên nhân có thể nằm ở những loại thực phẩm chúng ăn hàng ngày.
Bởi vì ở triệu chứng dị ứng của chó rất chung chung như ngứa, viêm da nên khó có thể biết được nguyên nhân gây ra tình trạng này là đồ ăn hay thay đổi thời tiết. Xem thêm: Cách duy trì bộ lông óng mượt và làn da khỏe mạnh cho chó
Dị ứng thức ăn khiến cún cưng luôn trong tình trang khó chịu.
Chó mắc chứng không dung nạp thực phẩm không chỉ bị ngứa da mà còn có thể bị nhiễm trùng da và tai, đôi khi là nôn mửa và tiêu chảy.
Con người khi bị dị ứng thực phẩm thường biểu hiện triệu chứng ở đường tiêu hóa trước tiên. Nhưng chó bị dị ứng thức ăn thì lại biểu hiện triệu chứng trên da trước. Những dấu hiệu sau sẽ chỉ ra rằng chó nhà bạn đang mắc phải những vấn đề về da:
Bạn cũng nên lưu ý chó có dạ dày nhạy cảm cũng có thể do bệnh viêm ruột (IBD) hoặc ruột bị rò rỉ (dysbiosis). Nếu chó nhà bạn mắc những loại bệnh này thì phải điều trị dứt điểm chúng thì chó mới có thể hết dị ứng với thực phẩm.
Khi chó nhà bạn không dung nạp thực phẩm, hệ miễn dịch của chúng sẽ nhầm lẫn rằng một thành phần nào đó trong thức ăn đang tấn công cơ thể chó. Để đối phó tình trạng này, hệ miễn dịch sẽ phản ứng, đôi khi là quá mức và gây ra dị ứng.
Một số loại thức ăn sẽ gây dị ứng cho chú cún này, nhưng lại hoàn toàn bình thường với chú chó khác.
Có một số thành phần trong chế độ ăn kích thích hệ miễn dịch của chó, tiêu biểu là protein.
Mặc dù chưa có nghiên cứu nào khẳng định chó lại bị dị ứng với những thành phần cần thiết trong chế độ ăn thuần túy của chúng, nhiều chuyên gia thú y nghi ngờ các loại chất độc hại chính là thủ phạm gây ra tình trạng trên.
Hormone tăng trưởng, kháng sinh và hóa chất tồn đọng có thể mới thực sự có thể là yếu tố kích hoạt dị ứng chứ không phải là protein trong thực phẩm.
Nếu nhiều thế hệ vật nuôi của con người được nuôi dưỡng bằng nguồn thức ăn sạch, hữu cơ, đặc trưng cho loài, các nhà khoa học có thể thực hiện những nghiên cứu để xem chúng có thể bị dị ứng với protein trong thịt hay không. Nếu không, giả thuyết về nguyên nhân dị ứng là từ các chất gây độc hoàn toàn đúng đắn.
Protein là một trong những nhóm dinh dưỡng có khả năng gây dị ứng ở một số chú chó.
Tuy nhiên, do 99.9% thức ăn cho vật nuôi được sản xuất từ các loại thịt thông thường tại các nhà máy công nghiệp (chủ yếu là những loại đầu thừa đuôi thẹo) và trộn với các chất độn bị nhiễm glyphosate để phá vỡ hệ vi sinh nên dị ứng thực phẩm vẫn luôn là vấn đề nhức nhối đối với những thú cưng nhạy cảm.
Và hậu quả là đường tiêu hóa bị tổn thương đáng kể gây ra bởi tình trạng viêm nhiễm do không dung nạp thức ăn. Khi đó, chó bắt đầu có triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
Chó thường dị ứng với các thành phần trong thực phẩm, điển hình là các loại ngũ cốc và tinh bột tinh chế khác. Nhiều loại ngũ cốc đã được biến đổi gen và phun glyphosate có thể làm tổn thương hàng rào ruột của chó gây ra tình trạng ruột bị rò rỉ.
Nếu thức ăn phần lớn được làm từ nguyên liệu thô rẻ tiền và được siêu chế biến (các loại thức ăn thô sẽ được chế biến 4 lần trước khi đóng bao bì) thì rất có thể thịt sẽ chứa sản phẩm cuối glycation tiên tiến gây ra phản ứng thái quá của hệ miễn dịch.
Bạn nên cho cún ăn các loại thức ăn hỗ trợ hệ tiêu hóa của cún cưng.
Nếu chó nhà bạn hơn 12 tháng tuổi thì nên làm xét nghiệm nước bọt NutriScan. Loại xét nghiệm này sẽ phát hiện ra thành phần khiến chó bị dị ứng thức ăn và góp phần vào việc xây dựng chế độ ăn uống hiệu quả hơn để cải thiện tình trạng trên. Xét nghiệm NutriScan có thể xác định tới hơn 50 thành phần trong 24 loại thực phẩm cụ thể trong bảng sau:
Thịt trâu, bò | Thịt gà (mỡ, cổ, gia vị gà) | Cây kê |
Đậu nành (isoflavone) | Thịt lợn (mỡ) | Thịt thỏ |
Thịt nai | Lúa mạch (nước lúa mạch) | Cơm |
Khoai tây ngọt (mứt khoai tây) | Cá hồi (dầu cá hồi) | Hạt diêm mạch |
Trứng gà | Lúa mì (bột mầm lúa mì) | Khoai tây |
Bột yến mạch | Thịt và sữa cừu, dê | Đậu lăng (hạt, Hà Lan, sợi đậu) |
Ngô (bột bắp, bột ngô) | Thịt gà tây (mỡ, cổ) | Đậu phộng (dầu đậu phộng) |
Sữa bò | Thịt vịt (mỡ) | Cá trắng (cá ngừ, cá mòi, cá trích) |
Chế độ ăn đặc biệt sẽ giúp bạn kiểm soát các bệnh về dị ứng thức ăn ở chó.
Thức ăn novel bao gồm những loại thực phẩm ít được tiêu thụ hoặc được sản xuất theo những phương pháp chưa từng được sử dụng để chế biến thực phẩm trước đây.
Khi chó có phản ứng với thành phần nào đó trong chế độ ăn, không nên cho chó ăn thành phần đó trong một khoảng thời gian.
Sau khi làm xét nghiệm NutriScan cho chó, bạn nên chuyển sang một chế độ ăn mới. Chế độ ăn đó bao gồm những thành phần dinh dưỡng khác nhau mà chó chưa từng tiếp xúc bao giờ.
Nhiều loại thức ăn trên thị trường đảm bảo cung cấp “novel protein” thì bạn không nên mua. Ngoài ra, việc dán nhầm nhãn thực phẩm cho thú cưng cũng thường xảy ra, vì vậy nếu bạn dự định cho chó ăn chế độ ăn novel được bày bán trên thị trường, hãy lưu ý rằng chế độ đó chắc chắn sẽ chứa các thành phần chó nhà bạn cần tránh.
Trong vài tháng đầu tiên sau khi phát hiện chó bị dị ứng thức ăn, cách an toàn nhất là bạn nên tự chế biến thức ăn cho chó để kiểm soát những thành phần chó đang ăn.
Nếu cún cưng của bạn nhạy cảm với thức ăn, hãy lên danh sách các món ăn được và không ăn được dành cho cún cưng nhé.
Quan trọng là phải cho chó tránh tiếp xúc với những thành phần gây dị ứng trong vài tháng. Thông thường chó sẽ phản ứng với cả protein và tinh bột trong chế độ ăn.
Thêm vào đó, phải giảm thiểu hoặc cắt bỏ hoàn toàn những “chất phụ gia” (cũng như các chất dinh dưỡng tổng hợp) vì chúng có thể làm tình trạng viêm và dị ứng thêm trầm trọng hơn.
Bạn cũng có thể cho chó ăn theo chế độ ít tinh bột. Tinh bột (hay còn gọi là carbohydrate hòa tan) gây viêm cho cơ thể và có thể làm tình trạng viêm đường tiêu hóa trầm trọng thêm.
Tiến sĩ Holly Gantz – một chuyên gia vi sinh cũng đã thấy những thay đổi có lợi trong hệ vi sinh của vật nuôi khi giảm lượng tinh bột xuống đáng kể.
Các nhà sản xuất thức ăn cho vật nuôi không bắt buộc phải liệt kê hàm lượng tinh bột trên bao bì của họ, vì vậy bạn phải tự tính toán. Hãy tính toán cẩn thận trước khi chọn chế độ ăn nhé (mục tiêu là dưới 20% tinh bột).
Chó bị dị ứng thức ăn nên ăn theo chế độ novel trong 2 tới 3 tháng để cơ thể có thời gian đào thải các chất gây dị ứng ra ngoài.
Trong 3 tháng đó, bạn cũng nên cho chó điều trị rối loạn hệ khuẩn ruột (hội chứng rò rỉ ruột, xuất phát từ phản ứng viêm trong đường tiêu hóa) với các loại men vi sinh thích hợp, liệu pháp phục hồi microbiome và dược phẩm cần thiết để giải quyết nguyên nhân gốc rễ của vấn đề.
Chó cần được cho ăn chế độ ăn phù hợp với tình trạng hiện tại của chúng. Sau khi hoàn thành chế độ ăn novel trong 3 tháng thì bắt đầu cho chó làm quen lại với những loại thực phẩm cũ cùng một lúc và theo dõi chặt chẽ phản ứng của chúng.
Nếu chó cải thiện tình trạng đáng kể khi ăn theo chế độ ăn mới thì đừng cho chó ăn lại những thực phẩm cũ vội.
Khi sức khỏe của chó ổn định và chó hoạt động tốt, chủ nuôi nên tìm ít nhất 1 và tốt nhất là 2 nguồn protein khác mà chó có thể hấp thụ để thay đổi luân phiên sau 3 tới 6 tháng nhằm tránh việc bị dị ứng.
Hãy đảm bảo cún cưng của bạn có đủ dinh dưỡng cho các hoạt động thường ngày.
Ngoài ra, khi chó được ăn protein “sạch” thì chúng sẽ càng ít nhạy cảm với protein theo thời gian hơn. Protein sạch từ nguồn động vật không độc hại.
Ví dụ, thực phẩm chế biến từ những động vật được nuôi theo chế độ ăn tự nhiên (ăn cỏ, không nuôi trong nhà máy) cũng như động vật không có hormone là nguồn thức ăn tốt cho những con chó nhạy cảm.
Chó bị dị ứng thức ăn không phải là một trường hợp thường xuyên gặp phải. Tuy nhiên, nếu cún của bạn gặp triệu chứng trên thì cách tốt nhất là hãy thay đổi khẩu phần dinh dưỡng và thức ăn để đảm bảo các loại thực phẩm mới sẽ không gây dị ứng cho cún.
▪ Nếu chó nhà bạn bị ngứa quanh năm và mắc bệnh nặng về đường tiêu hóa, có lẽ chó đã bị dị ứng thức ăn do dạ dày quá nhạy cảm.
▪ Chó bị nhạy cảm với thức ăn có thể do các chất gây độc trong phần lớn các loại thực phẩm vật nuôi chế biến sẵn được bày bán trên thị trường.
▪ Nếu bạn nghi ngờ chó của bạn nhạy cảm với thành phần nào đó trong chế độ ăn thì điều quan trọng là phải xác định được thành phần đó.
▪ Khi đã xác định được thành phần gây ra vấn đề, nên áp dụng chế độ ăn mới (chế độ ăn novel) từ 2 đến 3 tháng.
▪ Bởi vì không có phương thức cụ thể điều trị tình trạng này, bạn nên liên lạc với bác sĩ để có được những khuyến nghị điều trị và lời khuyên đúng đắn nhất để cải thiện sức khỏe cho chó.
XEM THÊM BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ:
? Gọi 0707.76.07.96 Để Mua Đồ Ăn – Phụ Kiện Thú Cưng Giá Rẻ
? Tư vấn trực tuyến tại: m.me/PetShopSaigon.vn
Pet Shop Sài Gòn là cửa hàng cung cấp thức ăn cho chó, thức ăn cho mèo, cát vệ sinh, sữa tắm cho chó, sữa tắm cho mèo, phụ kiện sỉ lẻ hàng đầu tại TP.HCM.
✅ Shop cho chó: https://petshopsaigon.vn/shop-cho-cho
✅ Shop cho mèo: https://petshopsaigon.vn/shop-cho-meo
✅ Shop thú y: https://petshopsaigon.vn/danh-muc/shop-thu-y
MUA NGAY nhận ? FREE Ship ? Giảm giá SHOCK ? Quà tặng HẤP DẪN
Mèo bị bệnh thận phải ăn gì? Bệnh thận là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và phổ biến ở mèo, đặc biệt là mèo lớn tuổi. Khi mèo bị bệnh thận, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ ...
Xem thêmMèo kêu nhiều vào ban đêm không chỉ là một vấn đề phiền toái mà nhiều người nuôi mèo gặp phải, mà nó còn phản ánh những nhu cầu và tình trạng sức khỏe tiềm ẩn của chúng. Tại sao mèo lại có thói quen ...
Xem thêmCách làm sạch răng cho mèo là công việc vô cùng quan trọng khi chăm sóc các “hoàng thượng”. Chăm sóc răng miệng cho mèo không chỉ giúp mèo tránh khỏi các vấn đề về sức khỏe răng miệng mà còn giúp ...
Xem thêmThuốc bổ sung dinh dưỡng cho mèo là những sản phẩm được thiết kế đặc biệt để cung cấp các dưỡng chất mà chế độ ăn uống hàng ngày của mèo có thể thiếu. Những sản phẩm này bao gồm các loại vitamin, ...
Xem thêmCách phòng ngừa bệnh tiểu đường ở mèo là việc cực kỳ quan trọng khi nuôi mèo. Bệnh tiểu đường là một trong những bệnh lý nội tiết phổ biến nhất ở mèo, đặc biệt là ở những con mèo trưởng thành và mèo ...
Xem thêm